Chọn lựa giải pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 122 - 124)

: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm

5 Quan hệ giữa người tập luyện

3.3.2. Chọn lựa giải pháp

3.3.2.1. Mục đích, yêu cầu chọn lựa giải pháp: Thực hiện các giải pháp cần đạt những mục đích yêu cầu dưới đây:

+ Gia tăng sự thỏa mãn nhu cầu tập luyện TDTT của người tiêu dùng tại các cơ sở dịch vụ thể thao công lập và ngoài công lập trong điều kiện lao động và sinh sống hiện nay vốn chịu nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Giải pháp tạo ra những năng lực hoạt động mới khắc phục tình trạng chỉ chú trọng tập luyện đơn thuần, mật độ vận động thấp, quang cảnh môi trường thiếu văn minh mà đề tài nghiên cứu đã phát hiện (mục 3.1) để người tập có sự thỏa mãn nhiều hơn đối với mong muốn lợi ích sức khỏe, vui chơi, thư giãn tinh thần.

+ Nâng cao năng lực tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện các môn thể thao tại các cơ sở công lập và ngoài công lập, có sức thu hút người tập bằng các hoạt động tập luyện, thi đấu trong một môi trường thân thiện, văn hóa, văn minh.

+ Đáp ứng xu hướng tiêu dùng tập luyện các môn thể thao ngày càng lớn vào những năm tới khi kinh tế - xã hội và mức sống của nhân dân thủ đô Hà Nội được cải thiện ngày càng cao.

3.3.2.2. Phương pháp tiến hành: chọn lựa các giải pháp được tiến hành theo trình tự như sau:

Thứ nhất: tổ chức tọa đàm phỏng vấn. Căn cứ tình trạng tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện TDTT mà đề tài đã điều tra (trình bày tại các bảng 3.19; 3.20; 3.21 và 3.22 ở mục 3.1 và 3.2) để tiến hành tọa đàm và trao đổi với người tập TDTT tại cơ sở, thu thập các thông tin về nguyện vọng, yêu cầu của họ về những giải pháp cần thiết nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ tập luyện TDTT.

Trên cơ sở xác định tâm tư nguyện vọng của người tập về những nội dung cần thiết bổ sung trong tổ chức cung ứng dịch vụ tập luyện tại các cơ sở, đề tài sử dụng bảng phỏng vấn lựa chọn các nhóm giải pháp của người tập và các nhà quản lý (phụ lục 3). Đề tài đã thu được phiếu trả lời dưới đây: quần vợt (45 người); cầu lông (52 người); bóng bàn (38 người). Phỏng vấn lần 1 và lần 2 bao gồm các cơ sở công lập và ngoài công lập (tư nhân) với thời gian cách nhau 15 ngày để người tập đánh giá cho điểm theo 3 mức độ: Rất quan trọng (3 điểm) - Quan trọng (2 điểm) - Không quan trọng (1 điểm). Thống kê ý kiến trả lời trong 135 phiếu được xử lý bằng toán thống kê xã hội học như sau: mỗi tiêu chí có tổng điểm đánh giá theo số phiếu thu thập nếu đạt tổng điểm từ 75% số điểm tối đa sẽ được xác định sự đồng tình cao để sử dụng, nếu kết quả cả 2 lần kiểm tra đều đạt trên 75% thì có tính thông báo cao (trên phần mềm SPPS để tính số liệu). Kết quả được trình bày tại bảng 3.23.

(n = 135) TT Giải pháp Kết quả phỏng vấn lần 1 Kết quả phỏng vấn lần 2 Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng điểm Tỷ lệ % Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng điểm Tỷ lệ %

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 122 - 124)