: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm
2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn xã hội học
Điều tra xã hội học là phương pháp nghiên cứu có tính chất xã hội trong việc chọn mẫu đại diện cho một quần thể lớn để xác định bản chất của quần thể đó mà đề tài có đủ điều kiện nghiên cứu một cách khách quan sự biến đổi của sự vật. Hơn nữa, điều tra xã hội học về cộng đồng đối tượng công chức
của thành phố Hà Nội là không thể, cho nên xác định mẫu chọn tiêu biểu theo địa bàn 4 quận nội thành, đối tượng đặc trưng là những nơi có nhiều người tập để rút ra những nội dung mang đặc tính chung, suy ra tính chung của quần thể đối tượng. Phương pháp xã hội học dùng thang giá trị để đánh giá định tính và định lượng của các yếu tố tập luyện, thi đấu trong tập luyện TDTT.
Đề tài nghiên cứu mức độ tiêu dùng tập TDTT bằng những tiêu chí xã hội học thông qua việc quan sát tự nhiên và quan sát chọn mẫu, quan sát các điều kiện cơ sở vật chất và các yếu tố liên quan đến hoạt động TDTT quần chúng và những yếu tố chi phối như: điều kiện sinh sống, lao động và tập luyện TDTT, các trạng thái biểu hiện nhu cầu của các nhóm đối tượng: công chức, viên chức, doanh nhân trên địa bàn nội thành Hà Nội.
Trên cơ sở nắm bắt phân tích tài liệu kết hợp nắm bắt thông tin qua quan sát và phương pháp phỏng vấn điều tra các nhóm đối tượng và địa bàn về nhu cầu TDTT, chi phí tiêu dùng TDTT, thời gian rảnh rỗi, các điều kiện đảm bảo, kể cả phát hiện những yếu tố mới xuất hiện về mặt tích cực và tiêu cực chỉ ra các nguyên nhân và điều kiện hoạt động nhằm định hướng cho sự lựa chọn các chủ trương, giải pháp phù hợp thực tiễn để các hoạt động TDTT mang lại hiệu quả thiết thực.
Bảng câu hỏi chính là biểu mẫu dùng để thu thập thông tin, thể hiện cụ thể của nội dung điều tra. Sự chính xác và phù hợp của những thông tin thu thập được phụ thuộc chủ yếu vào bảng câu hỏi. Những phiếu phỏng vấn điều tra được trình bày tại các phụ lục 1,2,3,4 và 5 của luận án.