Trung tâm TDTT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 105 - 107)

: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm

5 Trung tâm TDTT

59 Hoàng Cầu 1 9 50 1 15 100

6 CLB Thành Công 2 14 50 1 12 120

7 Công ty in tiến bộ 2 18 50 1 20 150

Đề tài trao đổi, hỏi từng hội viên ở các sân quần vợt, cầu lông, bóng bàn đều có một số lý do đáng quan tâm. Thực chất nguyên nhân của việc chưa tổ chức thi đấu giải giao lưu thường xuyên cho các hội viên của các cơ sở tập luyện TDTT do nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan nhưng tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau:

- Tập luyện của từng cơ sở dịch vụ có tính chất và mục đích biệt lập theo nhóm, trình độ kỹ thuật khác nhau, sở thích khác nhau, chưa gắn kết được các thành viên tham gia tập nhằm tạo nên một tập thể;

- Sự chăm lo và quan tâm khởi xướng đến các hội viên của chủ cơ sở dịch vụ về thi đấu không được đặt ra, họ chưa nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của hội viên;

- Cái chính là e ngại không huy động được sự tài trợ của các doanh nghiệp, các ngành khác cho việc quảng bá sản phẩm thông qua hình thức tài trợ cho các giải thi đấu thể thao;

- Nhiều hơn cả là không còn sân để tổ chức thi đấu vì lịch tập đã có đăng ký hết;

- Tần suất các cuộc thi đấu giải nội bộ và giữa các câu lạc bộ như các ý kiến được đánh giá cho thấy còn rất ít và không thường xuyên, nếu được tổ chức thi đấu giao lưu thì theo hình thức tự phát, các hội viên tham gia tự đóng góp kinh phí để tổ chức giải hoặc một hội viên nào đó là chủ doanh nghiệp đứng ra tài trợ một phần hoặc tất cả để tổ chức giải; cá biệt có hội viên là doanh nhân tài trợ nhằm quảng cáo doanh nghiệp của mình thông qua hình thức thưởng bằng hiện vật, cờ, cúp;

- Các phần thưởng thường rất ít giá trị về vật chất nhưng có giá trị thân thiện về tinh thần cho các hội viên, ví dụ: áo phông, túi, mũ… có in hình của nhà tài trợ hoặc của câu lạc bộ đang tham gia tập luyện.

Nhìn chung, tại các cơ sở dịch vụ công lập thì việc hỗ trợ người đến tập luyện thể dục thể thao còn kém, số lượng người đến tập tăng giảm thất thường do sự lựa chọn của hội viên sau khi đã tham gia tập luyện một thời gian. Điều đó phản ánh năng lực cạnh tranh của các cơ sở không có trong kế hoạch tính toán dài hạn của đơn vị mình.

Một vài cơ sở ngoài công lập như: Câu lạc bộ Mùa Xuân, Câu lạc bộ An Dương, Câu lạc bộ Liễu Giai... có quy mô hoạt động và năng động học hỏi kinh nghiệm thương trường thì đã chú trọng đến hình thức tiếp thị, quảng cáo nhỏ, khuyến khích giao lưu giữa các hội viên dưới nhiều hình thức mời các hội viên có trình độ tốt từ câu lạc bộ khác đến tham gia tập luyện và thi đấu giao lưu. Cách làm đó đã có thêm khả năng cạnh tranh của các cơ sở ngoài công lập mặc dù giá dịch vụ có cao hơn các cơ sở khác nhưng vẫn thu hút được hội viên đến tham gia.

3.2.3.Tình hình môi trường dịch vụ sự thỏa mãn dịch vụ tập luyện của người tập

3.2.3.1. Tình hình môi trường cung cấp dịch vụ

Hiện nay, trên địa bàn nội thành Hà Nội đã có rất nhiều công trình TDTT của nhà nước cũng như của tư nhân đầu tư xây dựng. Số liệu thống kê năm 2012 cho thấy trên địa bàn thành phố Hà Nội có 329 sân quần vợt (cơ quan trung ương quản lý 76, Hà Nội 253), sân cầu lông 2837 sân (Trung ương quản lý 396, Hà Nội 2441). Về chất lượng của các địa điểm tập luyện TDTT vẫn chưa được đồng đều do những yếu tố khác nhau về môi trường xung quanh, điều đó cũng có phần ảnh hưởng nhiều tới môi trường dịch vụ của cơ sở tập luyện.

Đề tài tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của 156 người đang tham gia tập luyện tại 9 cơ sở kinh doanh dịch vụ TDTT với nhiều môn thể thao ở 4 quận nội thành. Đề tài đưa ra các tiêu chí dịch vụ với 3 mức đánh giá: Tốt - Trung bình - Kém để đánh giá được thực trạng môi trường dịch vụ một cách chính xác hơn. Kết quả ý kiến trả lời được trình bày tại bảng 3.19 dưới đây:

Bảng 3.19. Kết quả đánh giá về môi trƣờng cung cấp dịch vụ (n = 156)

TT

Sự cảm nhận về dịch vụ Tiêu chí dịch vụ

Tốt % Trung

bình % Kém %

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân ở thành phố hà nội (Trang 105 - 107)