: là chức danh chung cho cán bộ nhà nước, có chức vụ theo ngạch, bậc, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, phụ cấp theo chức vụ, đảm
8 Các sản phẩm nước uống(chai) 500 chai 320 chai 250 cha
3.3.5. Bàn luận những giải pháp nâng cao chất lượng tiêu dùng tập luyện thể dục thể thao
luyện thể dục thể thao
3.3.5.1. Về sự vận động tập luyện hợp lý trong xã hội công nghiệp
Tập luyện thể dục thể thao là một nhu cầu cần động lực để rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, cường táng không chỉ về thể chất mà còn cả tinh thần – sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần là một thể thống nhất, đôi khi sức khỏe tinh thần dưới góc độ tâm lý còn là nội lực tiềm tàng để đề kháng sự tác động xấu của môi trường lao động công nghiệp và lối sống đô thị hóa sinh ra. Sự căng thẳng tinh thần (Stress) là một loại bệnh thời đại công nghiệp hóa, đô thị hóa. Sự vận động thể lực bằng hoạt động thể dục thể thao đảm bảo bù đắp cho con người sự vận động cân bằng trong cuộc sống hiện nay. Chính vì thế nhu cầu cần tập thể dục thể thao của người dân trong xã hội hiện đại ngày càng
phát triển. Nhu cầu tập TDTT lại càng lớn hơn, cấp thiết với lứa tuổi đang cần sung sức để lao động có năng suất làm ra nhiều của cải vật chất cho xã hội; đó là công chức, viên chức, doanh nhân. Quan niệm trước đây cho rằng ở lứa tuổi lao động vốn đnag ở thời kỳ khỏe mạnh không nhất thiết phải tập luyện thể thao đã trở nên lỗi thời trong bối cảnh lao động sản xuất hàng hóa của nền kinh tế thị trường đồi hỏi năng suất cao hơn, sức khỏe dồi dào hơn, đủ sức cạnh tranh cho vị thế lao động làm giàu cho xã hội. Hơn nữa, trong môi trường lao động của xã hội hiện đại công nghiệp hóa nhiều loại bệnh nghề nghiệp, dô thị hóa sinh ra căng thẳng tâm lý tâm lý không kể lứa tuổi nào như tiểu đường, mỡ máu, tim mạch, hô hấp, rối loạn tiêu hóa….Nhiều công trình khoa học trên thế giới đã chỉ ra đó là bệnh thời đại công nghiệp mà nguồn gốc sâu sa là “đói vận động thể lực”. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao đòi hỏi được vận động hợp lý, khoa học có tác dụng toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Cung ứng dịch vụ tập luyện thể dục thể thao trả tiền không phải là thể dục thể thao đơn thuần mà là cung cấp cho người tập lợi ích về sức khỏe, về năng lực lao động, về sự thư giãn tâm lý. Không ai muốn tiêu dùng mãi một sản phẩm dịch vụ mà luôn luôn hướng tới các giá trị mới. Chính vì thế đổi mới là tất yếu và giải pháp tạo ra sản phẩm mới là biện pháp, là công cụ nâng cao chất lượng.
3.3.5.2. Về vận dụng các giải pháp trong cơ chế thị trường
Ứng dụng các giải pháp cải tiến lịch tập và thi đấu thể thao nội bộ và thi đấu giao lưu nhiều hơn chính là tăng thêm sự vận động hợp lý cho người đi tập là yếu tố dịch vụ mới, sản phẩm mới. Nâng cao năng lực dịch vụ tập luyện TDTT cho cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân của các cơ sở TDTT công lập và ngoài công lập. Thi đấu thể thao là sự vận động thể lực toàn diện thỏa mãn vui chơi, giải trí tinh thần hợp lý. Về góc độ kinh tế đây là dịch vụ mở rộng cho người tiêu dùng. Trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dịch vụ công ngoài chức năng dịch vụ phúc lợi xã hội còn nhiệm vụ dịch vụ phi công ích là một xu thế tất yếu để khai thác hiệu ích kinh tế các vốn
đầu tư của nhà nước để phát triển sự nghiệp TDTT. Thị trường kinh doanh dịch vụ tập luyện TDTT của các thành phần kinh tế xã hội khác đang phát triển và mở rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như nhiều tỉnh, thành phố khác trong những năm gần đây. Chẳng hạn như báo cáo của ngành TDTT thủ đô năm 2010 đã có hơn 200 sân quần vợt, 2441 sân cầu lông, 156 nhà thể thao của hơn 60 trung tâm thể thao từ các quận huyện, các ngành đoàn thể ở Trung ương. Nhu cầu tiêu dùng tập luyện các môn quần vợt, cầu lông, bóng bàn của người dân Hà Nội sẽ rất lớn khi các cơ sở sân tập, nhà tập kể trên đều tổ chức dịch vụ TDTT bởi đó là môn thể thao hấp dẫn, phù hợp tâm lý vui chơi của nhiều người.
Môn cầu lông và bóng bàn phát triển ngày càng nhiều tại các cơ sở ngoài công lập dịch vụ tập luyện TDTT trong nhà của nhiều cơ quan, đoàn thể, công ty, trường đại học và cao đẳng. Về khía cạnh kinh doanh trong cơ chế thị trường rõ ràng ở Hà Nội đã xuất hiện những thị trường dịch vụ thể thao tiềm năng, song hành với sự phát triển đó không thể không xuất hiện những yếu tố cạnh tranh. Chính vì vậy, các cơ sở dịch vụ thể dục thể thao ngoài yếu tố cơ bản là cơ sở sân bãi nhà tập, sân tập phải có những hoạt động dịch vụ khác lien quan đến hoạt động tập luyện TDTT để tạo ra một thị trường tiêu dùng xã hội thể thao đầy đủ. Thu hút được đông đảo người tập là cần nhưng giữ được người tập lâu bền còn phải nâng cao năng lực và hoàn thiện phong cách phục vụ mới duy trì và phát triển số lượng người tập. Vì vậy, lý luận kinh doanh hiện đại hay là triết lý marketing đã dần dần được các trung tâm TDTT, các câu lạc bộ thể thao nghiên cứu áp dụng theo triết lý “khách hàng là trung tâm”.v.v… Chính vì vậy các giải pháp của đề tài được lựa chọn theo sự tán đồng của đông đảo người tập.
Vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu sự tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân trên cơ sở nguyện vọng của người tập, nếu từng bước đáp ứng những mong muốn đó cần phải hiểu nhu cầu người
tập. Điều tra phỏng vấn tọa đàm với người tập tại các trung tâm dịch vụ tập TDTT, đề tài đã hiểu rõ những nhu cầu thực tế là: ngoài tập luyện thường ngày các cơ sở nên tổ chức các cuộc thi đấu giao lưu nội bộ giữa các sân tập trong một câu lạc bộ theo từng môn thể thao theo phương châm xã hội hóa, hội viên đóng góp lệ phí tham gia và hội viên nào là doanh nhân có thể tài trợ cho giải thể thao. Qua thực nghiệm đã gia tăng lợi ích tiêu dùng trên cơ sở các chi phí của hội vien không thay đổi. Ngoài giải pháp chuyên môn kể trên, mỗi câu lạc bộ cần rà soát những yếu kém, tồn tại về phong cách dịch vụ, chăm lo sâu sát người tập. Đặc biệt những việc xây dựng môi trường cung ứng dịch vụ có văn hóa, khuyến khích hội viên mang các loại báo chí hàng ngày góp vào tập thể để cùng đọc trong lúc thư giãn, nghỉ ngơi, vận động việc sắp xếp địa điểm sinh hoạt gọn gàng, sạch sẽ sau khi tập luyện.... Khuyến khích sự kinh doanh các sản phẩm phụ trợ cho việc tập luyện hàng ngày, những biện pháp chăm sóc người tập thường xuyên chính là phương pháp marketing đối với mỗi cơ sở dịch vụ TDTT để duy trì và phát triển thêm các hội viên.
Đề tài đã thông qua phỏng vấn, điều tra nguyện vọng người tập chọn ra 5 giải pháp, nhưng áp dụng cho mỗi nơi tùy thuộc vào năng lực và điều kiện cụ thể. Vì vậy qua 9 tháng triển khai giải pháp tổ chức thi đấu nội bộ và giao lưu đã gây được sự hào hứng tích cực tập luyện và sẵn sàng đóng góp lệ phí tham gia. Mỗi câu lạc bộ quần vợt, cầu lông, bóng bàn của các trung tâm thể thao công lập hay ngoài công lập đều có số lượng cuộc thi và hội viên gia tăng rõ rệt. Số tiền và hiện vật làm giải thưởng huy động rất thiết thực với mỗi hội viên. Nhờ áp dụng một số giải pháp thỏa mãn nguyện vọng người tập nên chỉ số đánh giá sự hài lòng của người tập đã nâng lên rõ rệt. Như vậy có thể rút ra một số bài học:
- Vận dụng lý luận marketing vào việc điều tra nguyện vọng người tập để xây dựng giải pháp khắc phục yếu kém, hoàn thiện năng lực cung ứng dịch
vụ của các trung tâm dịch vụ tập luyện TDTT chính là nâng cao chất lượng tiêu dùng TDTT của người tập;
- Phát huy phương châm xã hội hóa để tuyên truyền giác ngộ nhà quản lý các trung tâm dịch vụ TDTT và ý thức xây dựng của các hội viên;
- Không phải tất cả các trung tâm dịch vụ thể thao đều có thế mạnh hoặc yếu kém như nhau mà cần điều tra để phát hiện những thế mạnh, những cơ hội để áp dụng giải pháp riêng biệt phát huy hơn nữa và bổ sung những yếu tố trong quản lý và phong cách dịch vụ mà người tập đòi hỏi.
3.3.5.3. Về nhu cầu phát triển thị trường dịch vụ tập luyện thể dục thể thao Hà Nội trong những năm tới (2014-2020)
Kết quả nghiên cứu tình hình tiêu dùng tập luyện TDTT của cán bộ công chức, viên chức, doanh nhân tại Hà Nội đã cho thấy thị trường dịch vụ tập luyện TDTT của một số quận nội thành đã diễn ra khá sôi nổi, liên tục có đông đảo người tập ở nhiều môn thể thao, trong đó người tập quần vợt, cầu lông, bóng bàn đông đảo và phù hợp với tâm lý tập luyện TDTT của những cán bộ công chức, viên chức và doanh nhân. Kết quả điều tra tình hình tập luyện ở 2 câu lạc bộ, trung tâm TDTT công lập và ngoài công lập của quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng là những nơi có cơ sở vật chất dịch vụ tập luyện khá đông đảo hội viên và những nơi này từng là đơn vị được báo cáo điển hình của ngành Thể dục thể thao Hà Nội trong những năm gần đây. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tế của Hà Nội thì vẫn ở mức độ hạn chế. Theo số liệu báo cáo quy hoạch phát triển TDTT của Hà Nội giai đoạn 2014-2020 cho thấy dân số Hà Nội năm 2012 sấp sỉ 7 triệu người, đến năm 2020 dự báo tăng lên là 10 triệu người, mật độ dân cư ở thành phố là 20.953 người trên 1km2. Đống nhất là quận Đống Đa là 39.307 người/km2. Quận Hai Bà Trưng có mật độ 31.011 người/km2, trong khi đó số cơ sở dịch vụ tập luyện TDTT công lập có quy mô 4-5 môn, người tập 300-500 người chỉ có 2-3 cơ sở trên mỗi quận,
cơ sở dịch vụ của tư nhân có trung bình 6-8 địa điểm, riêng môn bóng đá mini, quần vợt, cầu lông với hội viên 40-50 người. Rõ ràng hệ thống mạng lưới cung ứng dịch vụ tập luyện TDTT còn rất mỏng vì thiếu diện tích đất là chủ yếu, vì vậy công suất dịch vụ của các câu lạc bộ rất lớn gây ra mật độ tập luyện thấp và dịch vụ tập luyện gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó đề tài nghiên cứu cùng với cơ quan quản lý các câu lạc bộ tiến hành thực nghiệm giải pháp cải tiến lịch tập luyện để tăng thời gian cho người tập, gia tăng các cuộc thi đấu giao lưu nội bộ hàng tháng góp phần cải thiện năng lực cung ứng tập luyện cho các hội viên đã được sự đồng tình của các cơ sở. Một hạn chế trong quá trình tập TDTT tại các câu lạc bộ ngoài công lập là ít chú trọng cung ứng dịch vụ mở rộng đó là nước uống, ăn nhẹ, báo chi, các thiết bị liên quan tập luyện (bóng, lưới,bao tay,giầy, quần áo.v.v…) chõ ngồi hạn hẹp, chỗ để phương tiện giao thông (xe máy, xe đạp…) lộn xộn, môi trường vệ sinh có những yếu kém rõ rệt…. Vì vậy môi trường tập luyện TDTT của hội viên ảnh hưởng đến chất lượng tiêu dùng, không chỉ đơn thuần TDTT mà là không gian nghỉ ngơi giải trí tích cực cho sức khỏe và tinh thần.
Như vậy thị trường cung ứng dịch vụ TDTT ngoại trừ Trung tâm TDTT Ba Đình (Tổng cục TDTT) và cấp Quận rất ít môn thể thao chất lượng khá, số còn lại còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với mức độ chi trả tiền để thụ hưởng lợi ích sức khỏe và thư giãn tinh thần. Với tình trạng này sẽ đối mặt với nhu cầu thỏa mãn tiêu dùng tập luyện TDTT chát lượng cao của nhân dân Hà Nội trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo khi đời sống được nâng cao, thu nhập GDP/người đạt tới 4.100USD/năm vào năm 2015 và 7.100USD/năm vào năm 2020 như dự báo về sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Phát triển thị trường dịch vụ tập luyện TDTT trên địa bàn Hà Nội sẽ phải mở rộng và có chất lượng cao là một quy luật tất yếu đòi hỏi các cơ sở thể dục thể thao công lập nâng cao năng lực quản lý kinh tế trong hoạt động TDTT hiện có và khuyến khích mở rộng mạng lưới cơ sở TDTT trên các
cụm dân cư đô thị, cụm công viên văn hóa, cụm dịch vụ thương mại.v.v…tạo nên một thị trường dịch vụ thể thao văn minh và hiện đại tương xứng tầm vóc Thủ đô Chính trị - Văn hóa – Khoa học - Kinh tế - Xã hội công nghiệp hóa vào năm 2020.