Đầu tư nguồn nhân lực du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế. Đối với Du lịch Việt Nam, vấn đề đó không phải là ngoại lệ, nhất là trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay của nước ta.

a. Về số lượng lao động du lịch

Chỉ xét tổng số lao động trực tiếp trong ngành du lịch ở nước ta, năm 2006 là 234.000 người, năm 2007 là 285.000 người theo dự báo đến năm 2010, lực lượng này ước đạt 350.000 người, năm 2015 là hơn 500.000 người. Trong số lao động trực tiếp, năm 2007 có 8% lao động lễ tân; 12% lao động phục vụ buồng; 15% lao động phục vụ ăn uống (bàn, bar); 10% nhân viên chế biến món ăn; 7% nhân viên lữ hành và hướng dẫn viên, 10% lái xe, tàu, thuyền du lịch; 38% lao động làm các nghề khác.

Số lao động trực tiếp này tăng lên để tương xứng với sự phát triển chung của ngành du lịch cũng như đáp ứng tốt cho một lượng khách lớn đặc biệt là khách quốc tế tới Việt Nam song nó lại mâu thuẫn với thực tế đào tạo hiện nay của nước ta. Điều này cũng được GS.TS Nguyễn Văn Đính, Hiệu trưởng trường Đại học Hà Tĩnh (Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội) phân tích:" Trong thời gian từ năm 2007 - 2015 cần phải thu hút và đào tạo mới cho khoảng 266.000 người, bình quân mỗi năm là 33.250 người, và chưa kể 50% số lao động du lịch hiện tại chưa qua đào tạo cần phải được đào tạo. Đó là một con số không nhỏ, là một thách thức, một nhiệm vụ không nhẹ nhàng và đơn giản đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch Việt Nam". Quan ngại trước thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch, ông nói: "Cả nước có khoảng 50 cơ sở đào tạo nghề du lịch từ hệ dạy nghề cho đến trung cấp, cao đẳng; 30 cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học. Số lượng học sinh, sinh viên ra trường hàng năm khoảng 15.000 người, trong đó có 3.000 người tốt nghiệp đại học. Như vậy chưa cần bàn tới chất lượng đào tạo thì số lượng hàng năm cũng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu". Việc chú trọng tới xây dựng những khách sạn cao cấp, những khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế là cần thiết song nếu không đầu tư đảm bảo phát triển nguồn nhân lực

du lịch cho tương xứng với các cơ sở phục vụ cao cấp ấy thì không thể nói tới chuyện phát triển du lịch bền vững và nó sẽ đồng nghĩa với việc không theo kịp yêu cầu và tốc độ hội nhập quốc tế. Trong số lao động ngành du lịch hiện nay thì có 7% lao động quản lý và 93 % lao động phục vụ trực tiếp ở các ngành nghề chuyên sâu.

Biểu 1.12. Cơ cấu lao động ngành du lịch

Hiện nay, có một số dự án phát triển nguồn nhân lực được triển khai như: - Dự án đào tạo phiên dịch: 0,9 triệu Euro

- Dự án đào tạo nguồn nhân lực du lịch: 10,8 triệu Euro - Dự án hợp tác trong lĩnh vực nghe nhìn: 10,9 triệu Euro

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực phải kể đến dự án: “Phát triển nguồn nhân lực cho du lịch” do Liên minh châu Âu tài trợ từ năm 2004.

Sau năm năm triển khai, dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch” Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu. Chương trình vừa được gia hạn tới hết tháng 1 năm 2010. Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ 10,8 triệu euro, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 1,2 triệu euro có mục tiêu cụ thể là "công nhận và nâng cao chất lượng dịch vụ của người lao động ở trình độ cơ bản trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn". Vừa qua, Chính phủ Việt Nam và Ủy ban châu Âu đã phê duyệt kéo dài thời gian

thực hiện dự án đến hết tháng 1/2010 nhằm bảo đảm triển khai các hoạt động đạt được cả chất lượng và số lượng theo kế hoạch.

Sự phát triển của du lịch Việt Nam hiện đang thu hút khoảng 250 nghìn lao động trực tiếp cùng hàng trăm nghìn lao động gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, cung cấp dịch vụ cho hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế.

b. Về chất lượng lao động ngành du lịch

Trước yêu cầu hội nhập hợp tác du lịch với khu vực và các nước trên thế giới, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch nước ta. Là điểm đến hấp dẫn, thân thiện với các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc, Việt Nam đang ngày càng thu hút nhiều du khách, đồng thời lực lượng lao động du lịch cũng sẽ ngày càng tăng.

Ðể đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, ngày 19/11/2001, Ủy ban châu Âu đã ký với Chính phủ Việt Nam Hiệp định Tài chính tài trợ Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam mà cơ quan chủ trì thực hiện là Tổng cục Du lịch. Với 10,8 triệu euro do Ủy ban châu Âu tài trợ không hoàn lại và 1,2 triệu euro vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Có thể nói, đây là một trong những dự án hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất từ trước đến nay mà ngành du lịch được tiếp nhận, bao gồm nhiều hoạt động có tác động sâu rộng đến việc nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực du lịch nước ta.Cho đến nay, dự án đã đạt được những kết quả ban đầu rất quan trọng đối với việc thực hiện mục tiêu dự án là nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch; giúp các doanh nghiệp du lịch có khả năng duy trì bền vững chất lượng và số lượng đào tạo, tập trung vào ba nhóm kết quả chính.

Nhóm kết quả thứ nhất là xây dựng một "Hệ thống công nhận kỹ năng

nghề cấp quốc gia". Mười trung tâm đào tạo và thẩm định đặt tại các trường đào tạo du lịch, nằm trong hệ thống này đã được trang bị các phòng thực hành. 18 phòng trong tổng số 28 phòng đã sẵn sàng để tiến hành thẩm định cho các kỹ năng nghề lễ tân, phục vụ buồng, phục vụ nhà hàng, an ninh khách sạn. Sáu kỳ thẩm định kỹ năng nghề đầu tiên đã được tổ chức trong hai tháng gần đây tại sáu trung tâm thẩm định mới thành lập, sau đó sẽ tiếp tục từ tháng 01/2008 trở đi.

Ðể hỗ trợ cho việc đào tạo theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam (VTOS), ban dự án đã tiến hành in ấn tài liệu dành cho các đào tạo viên và sẽ tiếp tục công việc này trong tổng số 13 kỹ năng nghề mà ban dự án đào tạo. Tài liệu được bổ trợ bởi đĩa ghi hình DVD hướng dẫn kỹ năng nghề. Khoảng 2.000 đĩa DVD nghiệp vụ buồng, lễ tân, nhà hàng, an ninh khách sạn đã được hoàn thành để chuyển đến các đào tạo viên VTOS. Thang chuẩn tiếng Anh cho sáu kỹ năng nghề trong du lịch cũng đã được xây dựng và sẽ được giới thiệu rộng trong toàn ngành du lịch, khuyến khích các đơn vị sử dụng thang chuẩn cho công tác đào tạo.

Trong năm 2007, khoảng 500 đào tạo viên được đào tạo trong khoảng 30 khóa học thuộc Chương trình phát triển đào tạo viên, bốn khóa đào tạo kỹ năng giám sát được tổ chức với 64 học viên tham dự. Cho đến cuối năm 2007, chương trình dự án đã đào tạo tổng cộng hơn 1.500 đào tạo viên, trong số đó 995 người được Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch Việt Nam công nhận và cấp chứng chỉ để thực hiện công tác đào tạo tại chỗ theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề nước ta.

Nhóm kết quả thứ hai là xây dựng một khung thể chế quốc gia hỗ trợ tăng cường năng lực trong việc triển khai hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam bảo đảm tính bền vững sau khi dự án kết thúc. Việc thực hiện dự án

đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch, các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch ở các địa phương, Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam, các cơ sở đào tạo du lịch và khách sạn trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động, mở lớp đào tạo kỹ năng quản lý cho khoảng 250 cán bộ quản lý du lịch ở các tỉnh, thành phố về kiến thức quy hoạch bền vững, lập kế hoạch nhân lực du lịch, tiếp thị và quảng bá điểm đến, tổ chức sự kiện. Thông qua dự án, các chương trình đào tạo phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho giáo viên các trường du lịch, đào tạo nâng cao nhận thức du lịch, được hoàn thiện. Dự án đã giúp thiết lập được hệ thống quản lý vận hành tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam cho Hội đồng cấp chứng chỉ du lịch Việt Nam và cấp học bổng cho 60 cán bộ ngành du lịch và giáo viên các trường đào tạo du lịch sang du học tại Malaysia và Singapore.

Nhóm kết quả thứ ba đang được dự án thực hiện là gắn kết hài hòa hệ

thống công nhận kỹ năng nghề du lịch cấp quốc gia với hệ thống công nhận nghề của khu vực và tăng cường hợp tác khu vực. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam đã được công nhận bởi một số tổ chức du lịch trong khu vực và quốc tế như PATA, ASEANTA. Dự án cũng đã hỗ trợ Tổng cục Du lịch tham gia các hoạt động hợp tác và hội nhập khu vực, thực hiện bảy báo cáo nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực du lịch trong khu vực và giúp phía Việt Nam tham gia các hội thảo, hội nghị về du lịch của các tổ chức ASEAN và quốc tế nhằm tiến tới đạt được sự công nhận của khu vực đối với tiêu chuẩn kỹ năng nghề Việt Nam.

Thực hiện hiệu quả Dự án Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU tài trợ đã và đang góp phần nâng cao chất lượng nhân lực du lịch nước ta theo tiêu chuẩn quốc tế và tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế của ngành du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w