Các chính sách đầu tư phát triển du lịch Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.4.1. Các chính sách đầu tư phát triển du lịch Việt Nam.

 Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước: theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu, vùng xa.

Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã

hội hoá đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hoá các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT.

 Xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi về thuế, ưu tiên, miễn giảm thuế, cho chậm tiền thuế, giảm tiền thuế đất, cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các dự án đầu tư theo danh mục đã xây dựng, các dự án đầu tư vào các vùng đất còn hoang sơ, đối với các hình thức và kinh doanh du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được; miễn giảm thuế đối với ngành sản xuất hàng lưu niệm cho khách và cho phép kinh doanh du lịch quốc tế được hưởng các chế độ ưu đãi khuyến khích xuất khẩu. Có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn; rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, các loại phí, lệ phí, các hình thức vé liên quan đến du lịch; áp dụng thống nhất chính sách một giá trong cả nước.

 Có chính sách và giải pháp tạo vốn phát triển du lịch; huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư, đảm bảo tốc độ tăng trưởng trung bình GDP du lịch của cả nước theo tính toán dự báo bao gồm:

- Vốn từ nguồn tích luỹ GDP du lịch; vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi; thành lập Ngân hàng cổ phần Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam, Quỹ phát triển du lịch với các chi nhánh ở trung tâm du lịch lớn nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng, thu hút vốn đầu tư trong

nước, trong dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp, dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiền trước, đổi lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian…

- Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn ODA.

- Vốn Ngân sách Nhà nước ưu tiên sử dụng vào công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nội bộ tại các khu du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w