Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.2. Cơ hội và thách thức của ngành du lịch Việt Nam trong xu thế hội nhập

thế hội nhập

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế lớn nhất hành tinh với hơn 150 thành viên, chiếm khoảng 90% dân số thế giới, 95% GDP và 97% thương mại toàn cầu. Gia nhập WTO, các nước thành viên sẽ có rất nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện, từ đó thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc gia. Sau nhiều năm theo đuổi mục tiêu gia nhập WTO, đến ngày 07/11/2006, Việt Nam được kết nạp vào WTO. Ngày 11/01/2007, Việt Nam đã chính thức được gia nhập WTO và trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.

Đây cũng là thời điểm các cam kết củaViệt Nam với các nước thành viên bắt đầu có hiệu lực. Theo nội dung cam kết trong khu vực dịch vụ, Việt Nam đã cam kết đủ 11 ngành. Riêng trong lĩnh vực du lịch, Việt Nam chỉ cam kết đối với các phân ngành dịch vụ đại lý du lịch và kinh doanh lữ hành, dịch vụ sắp xếp chỗ trong khách sạn, dịch vụ cung cấp thức ăn và đồ uống. Bên cạnh đó, trong 4 phương thức cung cấp dịch vụ theo nguyên tắc của Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ trong WTO (GATS) là: (1) cung cấp qua biên giới, (2) tiêu dùng ngoài lãnh thổ, (3) hiện diện thương mại, (4) hiện diện thể nhân thì Việt Nam cam kết không hạn chế đối với phương thức (1) và (2); đối với phương thức (3) và (4), Việt Nam có những hạn chế nhất định trong các cam kết.

Như vậy, qua đó có thể thấy không chỉ nền kinh tế nước ta nói chung mà ngành Du lịch và các doanh nghiệp du lịch trong nước sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong thời gian tới. Đó là sự cạnh tranh gay gắt mang tính toàn cầu và sự phụ thuộc của các doanh nghiệp du lịch trong nước vào các doanh nghiệp du lịch nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh và

phương thức quản lý chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, với sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách toàn diện cũng sẽ mở ra cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam một hướng đi, một tư duy phát triển mới để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch sẵn có. Các doanh nghiệp du lịch trong nước sẽ phải thay đổi những “thói quen” như: kinh doanh kiểu “chụp giật”, thiếu tính liên kết, phối hợp trong kinh doanh, chưa chủ động trong việc giữ vững “sân nhà” và chiếm lĩnh các thị trường mới, chưa biết khai thác các thị trường tiềm năng một cách hiệu quả; chưa chuyên nghiệp trong công tác quản lý và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Chính vì vậy, việc gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của sự phát triển nền kinh tế đất nước nói chung, phát triển ngành và các doanh nghiệp du lịch trong nước nói riêng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w