Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn tới 1 Quan điểm phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 65)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.1.Phương hướng và mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn tới 1 Quan điểm phát triển.

2.1.1. Quan điểm phát triển.

- Phát triển du lịch theo hướng văn hoá, sinh thái để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực trong nước.

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm để tạo ra bước đột phá nhưng phải đảm bảo bền vững.

- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó lấy phát triển du lịch quốc tế là hướng chiến lược.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao trên cơ sở khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.

- Phát triển du lịch phải gắn với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.

2.1.2.Mục tiêu phát triển.

2.1.2.1.Mục tiêu chung.

-Về kinh tế:

Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế đất nước, từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch có tầm cỡ của khu vực, phấn đấu đến năm 2020 đưa du lịch Việt Nam vào nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.

- Về văn hoá – xã hội

Phát triển du lịch góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế; cải tạo cảnh quan môi trường; nâng cao trình độ dân trí; thúc đẩy tiêu dùng và phát triển nhiều dịch vụ; trở thành “đầu tàu” lôi kéo nhiều ngành kinh tế khác phát triển; tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo ở các vùng nông thôn và miền núi còn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 65)