Những thách thức đối với du lịch Việt Nam

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 80)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.2.2. Những thách thức đối với du lịch Việt Nam

có những khởi sắc trong khoảng mười năm trở lại đây. Điều đó có nghĩa là kinh nghiệm, vốn, nhân lực ngành công nghiệp không khói Việt Nam chưa thực sự đủ mạnh. Tiến trình hội nhập toàn cầu, ngành du lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập và vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế, nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, những yếu tố như dịch vụ chưa đa dạng, cơ sở hạ tầng chưa theo kịp tốc độ phát triển, chất lượng dịch vụ thấp, giá cả cao, sản phẩm chưa phong phú... cũng là những thách thức lớn đối với ngành du lịch nói chung và đối với các doanh nghiệp du lịch nói riêng. Thực tế này dẫn tới năng lực cạnh tranh thấp.

Hơn nữa, du lịch phát triển trong môi trường nhiều biến động khó lường của tình hình thế giới, cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt; trình độ phát triển kinh tế của đất nước, mức sống của người dân nhìn chung còn thấp so với nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường du lịch trong nước và quốc tế.

Tài nguyên, môi trường du lịch bị suy thoái do những bất cập trong quản lý, bảo vệ và khai thác. Hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch yếu kém chưa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch.

Việc đầu tư phát triển du lịch còn thiếu tập trung, thiếu vốn, chưa hiệu quả; chính sách về đầu tư chưa huy động và khai thác mọi nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển du lịch.

Công tác xây dựng, chỉ đạo, quản lý và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch còn chồng chéo; hệ thống các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến phát triển du lịch thiếu đồng bộ; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, người lao động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều hạn chế.

thống kê: có tới 85% số du khách quốc tế không muốn trở lại Việt Nam lần thứ 2. Phần lớn những du khách được hỏi cảm tưởng khi đến Việt Nam đều cho biết họ rất thích cảnh quan thiên nhiên và con người Việt Nam, rất khâm phục lịch sử và văn hoá Việt Nam… nhưng họ không hài lòng về sự phục vụ, về giao thông đi lại, về vệ sinh, về sự đa dạng sản phẩm du lịch. Nói tóm lại, họ không thấy tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch của nước ta. Chính vì thế, việc du khách không quay trở lại là điều dễ hiểu. Trước thực tế này, ngành du lịch nước ta đang đứng trước những thách thức lớn:

Thứ nhất, lợi nhuận ròng từ hoạt động kinh doanh du lịch sẽ ngày càng giảm do chi tiêu của khách du lịch tại Việt Nam ít.

Thứ hai, phải tăng chi phí quảng bá để mời gọi du khách đến với Việt Nam tìm hiểu đất nước, con người, văn hoá Việt Nam.

Thứ ba, năng lực cạnh tranh sẽ ngày càng suy yếu trong khi điểm đến ở các quốc gia trong khu vực ngày càng toả sáng và hút khách về phía họ. Đó là chưa kể đến lúc, Việt Nam mất lợi thế là một điểm đến mới, khi đó chi phí để kéo được một du khách quốc tế đến Việt Nam sẽ còn phải tăng lên nhiều hơn. Chưa kể khi hội nhập với kinh tế toàn cầu, ngành du lịch nước ta sớm muộn cũng phải cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Vì thế cần phải sớm chấn chỉnh, khắc phục những yếu kém hiện nay để tránh xảy ra tình trạng: tài nguyên của chúng ta, văn hoá của chúng ta nhưng lại do người nước ngoài khai thác, thu lợi nhuận.

Thứ tư, tài nguyên thiên nhiên, môi trường văn hoá Việt Nam sẽ bị huy động quá mức cho mục tiêu chào đón khách, không có điều kiện tái đầu tư, không được bảo vệ để phát triển bền vững.

Nếu chỉ trông chờ vào nỗ lực của riêng ngành du lịch thì không thể khắc phục được những hạn chế trên, mà cần sự phối hợp thực hiện của rất nhiều

ngành. Tuy nhiên, khả năng phối hợp liên ngành vì một mục tiêu chung ở nước ta còn rất hạn chế. Vì thế du lịch Việt Nam vẫn đang đứng trước rất nhiều thách thức.

2.3. Một số kinh nghiệm đầu tư phát triển một số nước trên thế giới. 2.3.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch của Chu Hải (Trung Quốc)

Thành phố Chu Hải là một thành phố cấp 2 trực thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Xét về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, Chu Hải có những đặc điểm khá giống với Vũng Tàu: là thành phố biển, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm phía Nam Trung Hoa (Tam giác Châu Giang(*): Quảng Châu – Hồng Kông – Macao), có những điều kiện tự nhiên (núi, bãi biển, phong cảnh thiên nhiên) để phát triển du lịch. Chu Hải có diện tích tự nhiên 1514 km2 (diện tích nội thị là 705 km2), dân số 1.200.000 người (dân số nội thị là 436.000 người (2000)), GDP đầu người khoảng 3500 USD/năm. Chu Hải có hai cảng biển lớn, hệ thống đường bộ khá hoàn chỉnh nối liền các thành phố lớn như Quảng Châu, Thẩm Quyến, Hồng Kông, Macau v.v. Số du khách đến Chu Hải hằng năm rất cao, cụ thể năm 2002 là 53.000.000 người.

Đặc điểm nổi bật của chiến lược phát triển của thành phố Chu Hải là vận dụng tối đa điều kiện tự nhiên sẵn có kết hợp với chính sách đầu tư cho du lịch để phát triển. Trong chiến lược ấy, yếu tố con người, yếu tố sản phẩm du lịch nhân tạo là quan trọng hơn. Trên thực tế, Chu Hải đã thành công trong việc sáng tạo và đưa các sản phẩm du lịch nhân tạo vào khai thác. Bởi lẽ, nếu Chu Hải chỉ đơn thuần dựa vào điều kiện tự nhiên, Chu Hải khó có thể thu hút hàng chục triệu du khách mỗi năm như hiện nay vì nếu so sánh với các địa phương khác ở Trung Quốc, điều kiện tự nhiên ở Chu Hải chưa phải là lý tưởng. Thế thì, những bí quyết nào đã làm nên sự thành công của Chu Hải?

1979, Chu Hải đi lên từ một làng đánh cá nghèo nàn ven biển, là một địa phương hiếm có trên bản đồ du lịch Trung Quốc trước đó. Cùng với những thành quả kinh tế đạt được từ khi thực hiện chính sách mở cửa và quy chế đặc khu kinh tế mở, Chu Hải đã bắt đầu đánh bóng hình ảnh của mình bằng các hoạt động rất tích cực. Chu Hải tự xây dựng cho mình những danh hiệu hết sức ấn tượng như “thành phố hoa”, “thành phố màu xanh”, “thành phố lãng mạn”, “thành phố của tình yêu”, “thành phố mỹ nhân ngư(*)”; hoặc xây dựng con đường đẹp nhất ven biển Chu Hải thành “con đường tình yêu” v.v. Đi đôi với việc xây dựng các danh hiệu ấy là chính sách quản lý, duy trì và phát triển danh hiệu. Trên thực tế, Chu Hải đã phải đầu tư rất nhiều công sức, tiền của để bảo vệ các danh hiệu của mình trước sự phát triển vũ bão của các địa phương khác trên đất nước Trung Quốc rộng lớn. Những nỗ lực của Chính phủ và người dân Chu Hải đã được đền bù xứng đáng, vào những năm cuối thế kỷ 20, Chu Hải được Uỷ ban quốc gia Trung Quốc trao tặng danh hiệu “thành phố du lịch điển hình”, được Liên hiệp quốc bình chọn là “thành phố tiêu biểu cho công cuộc nâng cao môi trường sống của nhân loại”. Song, có lẽ phần thưởng lớn hơn cả chính là số lượng du khách hàng năm tăng đột biến, từ con số vài triệu người những năm bắt đầu xây dựng đã tăng lên hơn 50 triệu người chỉ sau hơn 20 năm xây dựng, doanh thu hàng tỷ đô la mỗi năm.

Thứ hai, Chu Hải năng động và linh hoạt trong việc nắm bắt ưu thế về vị trí địa lý của mình để phục vụ du lịch. Vì nằm trong tam giác phát triển kinh tế Nam Trung Hoa (tam giác Châu Giang), Chu Hải nằm trong bán kính của khu vực dân cư có mức sống vào loại cao nhất Trung Quốc. Chu Hải lại nằm trên tam giác kinh tế Quảng Châu – Hồng Kông – Macau, một vị trí lý tưởng để trở thành một điểm dừng chân của du khách thập phương. Nắm bắt được cơ hội ấy, Chu Hải đã tích cực xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch (như các khu du lịch, dịch vụ lưu trú, các dịch vụ giải

trí đi kèm v.v.) và công tác đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Đặc điểm năng động này của Chu Hải đã giúp thành phố này dần nổi lên, trở thành một trung tâm du lịch nổi tiếng của khu vực đồng bằng Châu Giang.

Thứ ba là Chu Hải có tầm nhìn xa và rộng. Người Chu Hải không chỉ thu hút du khách đến một lần mà ngược lại khiến cho du khách coi vùng đất này là một điểm hẹn lý tưởng. Mặt khác, Chu Hải đã và đang muốn giới thiệu với thế giới về một Chu Hải năng động không chỉ có cảnh đẹp thiên nhiên, những bờ biển lý tưởng v.v. mà còn là một thiên đường giải trí. Để làm được như vậy, Chu Hải tự đầu tư để xây dựng thành một thành phố du lịch có công nghệ giải trí cao cấp và phổ quát. Chu Hải tập trung tổ chức các hoạt động giải trí, thể thao mang tính quốc tế nhằm quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố mình. Chu Hải xây dựng chiến lược xây dựng Chu Hải không chỉ là một trong mười mấy thành phố mở cửa kinh tế của Trung Quốc mà còn là một thành phố của văn hóa, của công nghệ giải trí của thế giới. Trong số các hoạt động thường niên, “Trình diễn Công nghệ hàng không quốc tế Chu Hải”(Zhuhai International Air Show), “đua xe thể thức 1”, “Liên hoan phim và văn hóa Chu Hải”, các giải thể thao v.v.. là các hoạt động trọng tâm mà ngành du lịch địa phương cùng phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan cùng tổ chức. Dần dà, Chu Hải trở thành trung tâm của các sự kiện thể thao – giải trí lớn của khu vực Nam Trung Hoa. Sự phối hợp nhịp nhàng này của các ngành, cấp còn thể hiện chính sách nhất quán của lãnh đạo Tp. Chu Hải.

Với những gì Chu Hải đã và đang làm được kể trên, Chu Hải xứng đáng để Vũng Tàu học tập từ mô hình tổ chức khai thác công nghệ du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w