Đầu tư phát triển các loại hình vận chuyển khách du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch cũng có những chuyển biến tích cực,

tăng nhanh về số lượng và đổi mới về chất lượng. Mạng lưới giao thông vận tải ở nước ta đã và đang dần được hiện đại hoá, hỗ trợ tích cực cho hoạt động du lịch quốc tế. Khách du lịch đến Việt Nam có thể sử dụng đường không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.

Về vận chuyển hàng không: Trên phạm vi cả nước có 6 sân bay quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cát Bi (Hải Phòng), Phú Bài (Huế), Cam Ranh (Nha Trang) và một hệ thống các sân bay nội địa được phân bố trên khắp cả nước tạo thành một mạng lưới giao thông hàng không rất thuận lợi trong việc chuyên chở khách du lịch quốc tế vào Việt Nam thăm quan các điểm du lịch trong cả nước. Hiện Việt Nam có 2 hãng hàng không trong nước được khai thác đường bay quốc tế là Vietnam Airlines và Pacific Airlines nhưng chỉ riêng Vietnam Airlines đã đưa khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam khoảng 70%. Dự tính đến năm 2010 chúng ta thu hút khoảng 6 triệu khách du lịch quốc tế thì khoảng 4,2 triệu khách du lịch sẽ sử dụng hàng không Việt Nam. Tuy nhiên, các hãng hàng không Việt Nam cũng phải đối

mặt với năng lực cạnh tranh rất lớn của các hãng hàng không nước ngoài như: Thai Airway, Singapore Airlines, Tiger Airway, AirAsia.

Vận chuyển khách bằng đường bộ phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng và chủng loại do Nhà nước đã bỏ giấy phép vận chuyển khách du lịch. Các phương tiện vận chuyển chủ yếu là ô tô liên tục được đổi mới và phục vụ kịp thời. Hầu như các tỉnh phát triển đều có hệ thống xe bus liên tục được hoàn thiện về chất lượng và tần suất chạy góp phần phục vụ nhóm khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch trẻ tuổi thu nhập thấp hoặc các tỉnh lân cận. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường bộ trong nước ta còn chưa được nâng cấp, cải tạo, gây khó khăn cho việc đi lại, ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra.

Vận chuyển khách bằng đường sắt với phương châm: “thuận tiện – an toàn – giá rẻ”, ngành đường sắt đã tổ chức nhiều tuyến du lịch hấp dẫn, thu hút cả khách trong nước và nước ngoài. Các tuyến du lịch dọc hành lang Đông Tây, tuyến đường bộ nối các tỉnh miền Trung với các tuyến điểm du lịch của Lào, Thái Lan, Campuchia đã được thiết lập tạo điều kiện đón khách vào Việt Nam.

Vận chuyển khách du lịch bằng đường biển đang tăng nhanh trong các năm gần đây. Các doanh nghiệp nước ta cũng đang củng cố khả năng đóng tàu, hình thành các đội vận tải chuyên nghiệp và hiệu quả. Các tàu chở khách quốc tế chủ yếu cập cảng thành phố Hồ Chí Minh.

Các dự án đầu tư vận chuyển khách du lịch đang rất được quan tâm hiện nay. Thường các dự án này có nguồn vốn là vốn liên doanh với nước ngoài trong đó bên Việt Nam thường góp dưới 50%, lượng vốn đầu tư chủ yếu là của bên nước ngoài và huy động từ các nguồn vốn vay khác.

Bảng 1.10. Một số dự án trong lĩnh vực vận chuyển khách du lịch ở Việt Nam giai đoạn 2003-2007.

Tên dự án Hình thức

đầu tư Vốn đầu tư

Tuyến đường sắt 2 làn Biên Hoà-Vũng Tàu BOT 310 triệu USD Sản xuất tàu hoả du lịch 5 sao phục vụ khác

du lịch Nha Trang-TP Hồ Chí Minh

Liên doanh 16 triệu Euro Vận tải hành khách xuyên Việt chất lượng

cao bằng ô tô

Liên doanh 38 triệu USD Đóng tàu vận chuyển khách du lịch bằng

đường biển

Liên doanh 40 triệu USD

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w