Chú ý công tác tu bổ, tái tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch bền vững

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 101)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.4.2.9. Chú ý công tác tu bổ, tái tạo cảnh quan môi trường, phát triển du lịch bền vững

du lịch bền vững

Việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch cần dựa trên cơ sở các nghiên cứu kiểm kê, đánh giá và quy hoạch sử dụng cho các mục tiêu phát triển cụ thể.

Thứ nhất, hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên du lịch và giảm thiểu chất thải từ hoạt động du lịch ra môi trường, chú trọng các nỗ lực tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường. Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo tồn

tính đa dạng tài nguyên và môi trường. Tính đa dạng của tài nguyên chính là điều kiện cần thiết để đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, tạo tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch đối với du khách, làm tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.

Thứ hai, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ các tài nguyên du lịch quốc gia của người dân, khách du lịch bằng nhiều cách như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để cổ động sâu rộng việc giữ gìn môi trường du lịch sinh thái và văn hoá; tổ chức thường xuyên các hội nghị, hội thảo về đẩy mạnh du lịch quốc tế kết hợp với bảo vệ môi trưòng… Lồng ghép đào tạo du lịch và giáo dục về tài nguyên, môi trường du lịch ở các cấp đào tạo về du lịch.

Thứ ba, chú trọng đến việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi coi du lịch là công cụ xoá đói giảm nghèo, công cụ cho nỗ lực bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên.

Thứ tư, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo vệ được môi trường và có chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi phạm.

Kết luận

Qua khoá luận này, có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đã có sự thay đổi lớn cả về lượng và chất. Có thể nói rằng chưa khi nào ngành du lịch lại tràn trề sức sống như hiện nay. Du lịch đang thu hút được sự chú ý của rất

nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng du lịch đã có những bước tiến bộ đáng kể. Nhiều nhà hàng, khách sạn hiện đại được đầu tư, lượng khách du lịch tăng và doanh thu du lịch nói chung, ngoại tệ nói riêng cũng ngày càng nhiều hơn. Kết quả thu được đó là do chúng ta đã có sự quan tâm đúng mức đến “ngành công nghiệp không khói” này, từ đó đầu tư toàn diện trên mọi lĩnh vực có liên quan: từ đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư vào nguồn nhân lực cho đến hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Đầu tư vào du lịch có mặt của hầu hết các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

Tuy thế, việc đầu tư vào du lịch nước ta vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Những tồn tại này có cả nguyên nhân khách quan như điều kiện tự nhiên, quy luật cạnh tranh trên thị trường và nguyên nhân chủ quan như cơ chế chính sách quản lý vĩ mô, xuất phát điểm thấp, sự phối hợp giữa các ngành chưa thật sự nhịp nhàng… Do đó tiềm năng du lịch vẫn chưa được khai thác triệt để.

Vì thế, một câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch? Khoá luận của em đã trình bày quan điểm và một số giải pháp. Hi vọng trong tương lai không xa, với quyết tâm của Đảng và Nhà nước, ngành du lịch sẽ có thể tiến xa hơn nữa để cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Th.s Trần Thị Mai Hoa và các cán bộ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận. Tuy nhiên, khoá luận không tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của cô.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w