Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 98)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.4.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xúc tiến quảng bá du lịch

Thứ nhất, hoạt động xúc tiến quảng bá của du lịch Việt Nam phải được chuyên nghiệp hoá và đầu tư mạnh trong nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm. Việc lựa chọn thị trường và tổ chức sự kiện xúc tiến từ trước tới nay còn nhiều hạn chế, thể hiện tính không chuyên nghiệp. Hiện tại cần đẩy mạnh nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách ở các thị trường khác nhau, đặc biệt là các thị trường trọng điểm, thị trường mục tiêu để xây dựng những sản phẩm du lịch và phương thức quảng bá phù hợp. Trong thời gian tới, ngành du lịch cần có khẩu hiệu chung, thống nhất trên cơ sở xác định thị trường mục tiêu và thế mạnh của du lịch, tập

trung vào quảng bá có trọng tâm, đi sâu vào từng sự kiện.

Thứ hai, hình thức quảng bá, xúc tiến cần đa dạng, hấp dẫn, kết hợp nhiều phương thức quảng bá: đẩy mạnh quảng bá qua website với đầy đủ thông tin cập nhật và thường xuyên vào mọi lúc, mọi nơi, phối hợp với các cửa khẩu, cảng sân bay quốc tế. Tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt cần chú trọng đến các kênh thông tin quốc tế như: CNN, TV5. Bên cạnh đó, cần chủ động mời các nhà báo, truyền hình nước ngoài đến thăm và tổ chức họp báo về du lịch Việt Nam với các tỉnh thành phố là trung tâm du lịch.

Thứ ba, các sự kiện du lịch trọng điểm nên được thuê tư vấn nước ngoài tổ chức và giám sát thực hiện như cách làm của 1 số nước trong khu vực. Với việc thuê chuyên gia nước ngoài làm quảng bá du lịch, công tác quảng bá sẽ chuyên nghiệp hơn, hình ảnh của ngành du lịch Việt Nam sẽ tạo được dấu ấn đậm nét hơn trên thị trường thế giới.

Thứ tư, ngành du lịch cần nhanh chóng thành lập văn phòng đại diện ở các thị trường mục tiêu để đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu của khách, giới thiệu trực tiếp về du lịch Việt Nam, cập nhật các thông tin du lịch cho khách cũng như cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp làm du lịch trong nước. Trước mắt, cần xây dựng các văn phòng đại diện ở các thị trường trọng điểm như: Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.

Cụ thể:

- Tăng cường tuyên truyền giới thiệu về tiềm năng du lịch, nhất là tuyên truyền về cảnh quan, văn hoá, làng nghề. Giới thiệu các quy hoạch, danh mục dự án để xúc tiến đầu tư vào tỉnh.

- Tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước, tiếp tục tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng Internet; biên tập và phát hành rộng rãi các tập gấp, sách ảnh, các bộ phim du lịch

văn hoá dân tộc, vừa gắn với phát triển du lịch như: Hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây 2 năm một lần, lễ hội tôn vinh hai vị vua Phùng Hưng - Ngô Quyền, Nguyễn Trãi..., lễ hội du lịch chùa Hương, chùa Thầy... Tổ chức các đợt quảng bá, giới thiệu rộng rãi các điểm du lịch mới, các tour du lịch mới.

- Củng cố, khai thác có hiệu quả thị trường khách du lịch Hà Nội; mở rộng thị trường khách du lịch ở các thành phố lớn phía Nam, miền Trung; phát triển thị trường khách du lịch quốc tế. Tập trung khai thác đối tượng khách có thu nhập cao.

- Tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nhân dân để hình thành môi trường xã hội toàn dân tham gia làm du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w