Tồn tại trong lĩnh vực xúc tiến quảng bá.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 62)

Bất cập của xúc tiến du lịch nước ta thể hiện trên mọi phương diện như nguyên Phó thủ tướng Vũ Khoan đã đánh giá rất cô đọng là “ba thiếu”: thiếu tri thức, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu văn hoá ứng xử của người làm du lịch. Bất cập đó thể hiện trước mắt ở tổ chức bộ máy chưa tương xứng với nhiệm vụ, chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài.

Công tác nghiên cứu thị trường, xác định các chiến lược, chiến thuật thâm nhập và khai thác thị trường còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Nhà nước và

doanh nghiệp, giữa cơ quan nhà nước và Hiệp hội nghề nghiệp, giữa trung ương và địa phương, giữa ngành du lịch và các ngành hữu quan chưa chặt chẽ. Cơ chế chính sách cho hoạt động xúc tiến du lịch chưa phù hợp. Chưa có văn bản hướng dẫn dưới luật về xúc tiến du lịch.

Kinh phí dành cho xúc tiến quảng bá quá nhỏ bé lại sử dụng phân tán, thiếu cộng hưởng giữa nguồn ngân sách và nguồn lực của doanh nghiệp, cộng đồng. Theo thống kê của Sở du lịch Hà Nội, chi ngân sách cho xúc tiến du lịch giai đoạn 2001-2005 là 1.250 đồng trên một khách du lịch, tại Tp.HCM con số đó cũng xấp xỉ 2.000 đồng. Kinh phí từ ngân sách trung ương chi cho xúc tiến du lịch trong năm 2005 là 15,6 tỷ đồng.

Chúng ta chưa có sự đầu tư thích đáng, chưa có kế hoạch và chưa có sự phối hợp liên ngành trong hoạt động xúc tiến du lịch.

1.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại

- Du lịch là ngành kinh tế còn non trẻ, mới ở giai đoạn đầu phát triển, vì vậy nhận thức và sự quan tâm của một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, một số ngành và một số bộ phận cán bộ, đảng viên, nhân dân về phát triển du lịch còn chưa đầy đủ. Một số địa phương nhất là địa phương trọng điểm về du lịch chưa chủ động tìm biện pháp phát triển du lịch một cách hiệu quả.

- Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

- Việc đầu tư các nguồn nhân lực cho phát triển du lịch còn thấp. Ngân sách đầu tư cho phát triển còn hạn chế, nhất đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch và kinh phí dành cho công tác quy hoạch. Chưa tạo ra môi trường thuận lợi thu hút đầu tư.

- Công tác tuyên truyền quảng bá tuy đã được đẩy mạnh nhưng chưa tập trung nhiều vào phục vụ cho xúc tiến thu hút đầu tư; chưa huy động tốt nguồn

lực nhất là của các đơn vị du lịch vào hoạt động tuyên truyền quảng bá thu hút khách và làm nổi bật được giá trị của các danh lam thắng cảnh di tích lịch sử văn hoá trong nước.

- Việc xác định hướng đi cho công tác phát triển du lịch chưa có trọng tâm, trọng điểm. Vai trò cơ quan tham mưu về du lịch từ tỉnh đến các huyện, thị xã còn hạn chế.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w