Đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 29)

trường và loại hình du lịch.

a.Du lịch sinh thái.

Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia,chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long… Đặc biệt là đã có tới 6 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp 3 miền. Do đó đầu tư vào du lịch sinh thái những năm gần đây ngày càng thu hút được lượng vốn lớn, ở nhiều địa phương trên cả nước.

Ví dụ, tỉnh Cà Mau đã thông qua quy hoạch Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, nhằm mời gọi đầu tư phát triển ngành du lịch.

Đến nay, có 7 đối tác đăng ký đầu tư phát triển du lịch tại đây được tỉnh Cà Mau chấp thuận về chủ trương và đang triển khai hoàn tất những điều kiện cần thiết để thực hiện.

Theo quy hoạch, khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ có quy mô khoảng 1.700ha, bao gồm toàn bộ phân khu dịch vụ hành chính Vườn quốc gia U Minh Hạ và một phần phân khu phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái rừng ngập nước. Dự kiến khu du lịch sinh thái này sẽ bao gồm các công trình vui chơi, giải trí, khu văn hóa truyền thống, tái tạo làng rừng, vọng lâm đài, khu ẩm thực dân gian, nhà nghỉ truyền thống, khu nuôi thú, bến bãi câu cá. Ngoài khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh Hạ, phía Tây Nam Cà Mau còn có nhiều điểm du lịch nổi tiếng đang được đầu tư phát triển như khu du lịch Hòn Đá Bạc, khu du lịch Đầm Thị Tường, khu nhà bác Ba Phi, khu đa dạng sinh học Sông Trẹm. Khi những khu du lịch này hoàn thành

sẽ liên kết với nhau, sẽ tạo nên mạng lưới du lịch sinh thái với sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng.

Tỉnh Quảng Ngãi vừa đồng ý cho phép đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái Ánh Sao - Mỹ Khê tại xã Tịnh Khê huyện Sơn Tịnh. Khu du lịch rộng khoảng 13 ha; gồm các phân khu chức năng: trung tâm điều hành và đón tiếp; cửa hàng bán hàng lưu niệm và bách hóa; khu nhà vườn sinh thái biển; khu khách sạn - biệt thự; khu điều dưỡng, vật lý trị liệu; khu thể thao, hội nghị, hội thảo; nhà hàng, chợ ẩm thực; khu cắm trại; tắm biển và công viên sinh thái cùng nhiều hạng mục phụ trợ khác. Dự án do Công ty Ánh Sao đầu tư 20 triệu USD xây dựng từ nay đến năm 2010.

Tập đoàn Banyan Tree (Singapore) sẽ đầu tư khoảng 1 tỷ USD để xây dựng Khu du lịch sinh thái tại thôn Cù Dù, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc thuộc Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô. Dự án được xây dựng trên diện tích 300 ha sẽ được khởi công vào 3/2008, được chia làm 4 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 sẽ xây dựng 2 khách sạn với 440 phòng ngủ và các nhà nghỉ (dự kiến hoàn thành vào năm 2009). Giai đoạn 2 bao gồm 2 khách sạn 5 sao với quy mô 400 phòng, cùng một sân golf 18 lỗ, cùng trung tâm hội nghị triển lãm (hoàn thành năm 2010). Giai đoạn 3 sẽ xây dựng 3 khách sạn với quy mô 1.000 phòng, trong đó có 1 khách sạn 6 sao (năm 2014 sẽ hoàn tất và đưa vào hoạt động). Đây là điều kiện rất thuận lợi để du lịch Huế phát triển tương xứng với những tiềm năng mà tỉnh đang có.

Ở miền Trung, du lịch sinh thái được mở rộng, đầu tư một cách mạnh mẽ. Ở khu vực Tây Nguyên, các công ty du lịch và các tỉnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái (khách sạn, nhà nghỉ, đường xá) vào các khu du lịch nguyên sơ đồng thời tham gia các lễ hội văn hoá Tây Nguyên vốn rất nổi tiếng là phong phú và hấp dẫn mang những nét đặc thù của các dân tộc Tây Nguyên. Hiện nay có thể nói sôi động nhất trong lĩnh vực đầu tư vào du lịch

sinh thái văn hoá là khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng như: khu du lịch sinh thái biển Hội An đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao tại bãi biển Cửa Đại với tổng số vốn đầu tư là 120 tỷ đồng với hệ thống khách sạn (200 phòng nghỉ đầy đủ tiện nghi được thiết kế nhìn ra biển và bao bọc xung quanh bởi hồ nước nhân tạo cùng hệ thống cây xanh), sân vườn, khu đón tiếp, quầy bar, nhà hàng, hồ bơi, sân golf… Khu du lịch này hoàn thành tạo thêm sức hút hấp dẫn du khách đến với Hội An. Ngoài ra nó còn tạo ra những hệ thống liên hoàn trong việc gắn kết các loại hình dịch vụ của công ty khách sạn Hội An – khu du lịch biển Hội An cùng phát triển, đồng thời mở rộng không gian du lịch giữa đô thị cổ Hội An và bãi biển Cửa Đại, phát triển du lịch ở Cù Lao Chàm cùng với các vùng phụ cận, tạo nên 1 sản phẩm tổng hợp, đa dạng, một mô hình mà các địa phương khác có điều kiện tương tự nên học tập để đầu tư cho có trọng điểm.

Ở miền Bắc, một trong những điểm sáng du lịch sinh thái là Hà Tây. Cty cổ phần Tuần Châu Hà Tây (tập đoàn Tuần Châu) chuẩn bị đưa dự án khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí vào hoạt động. Theo ông Edward Minh Chi - Giám đốc dự án, sau nhiều năm nghiên cứu và khảo sát dự án này đã chính thức được UBND tỉnh Hà Tây phê duyệt và cấp phép đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 5 ngàn tỷ đồng trên tổng diện tích 254 ha cùng 6 dự án thành phần. Đây là một dự án đa năng lớn gồm sân golf diện tích 93 ha; khu vui chơi giải trí hiện đại đặt bên trong phong cảnh của núi Chùa Thầy thiết kế trên diện tích 22 ha. Trung tâm thương mại quốc tế với tổng diện tích 180 ngàn m2; khu biệt thự sang trọng rộng 54 ha được thiết kế theo khuynh hướng kiến trúc sinh thái; khách sạn 5 sao và trung tâm hội nghị đáp ứng yêu cầu chất lượng cho những dự án mang tầm vóc kinh tế; khu căn hộ cao cấp... Dự án chính thức khởi công vào tháng 1/2008 và dự kiến hoàn thành vào năm 2010.

b.Du lịch mạo hiểm.

hiểm có sức thu hút khách du lịch rất nhiều như: leo núi, lặn biển, đua thuyền, lướt ván… chưa được khai thác đầu tư thoả đáng. Sự kiện Raid Gauloises đến Việt Nam gần như đặt mốc mới để du lịch mạo hiểm có thể cất cánh. Song, từ đó đến nay, diện mạo du lịch mạo hiểm Việt Nam vẫn là "trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu chuyên nghiệp", không tạo được sức bật. Trong một bài viết gần đây nhất, ông Nguyễn Anh Tuấn, chuyên viên chính Vụ Lữ hành (Bộ Văn hóa Thông tin và Du lịch) đánh giá, thiên nhiên, địa hình đất Việt rất phù hợp với du lịch mạo hiểm, điển hình là các bộ môn đi bộ (trekking), leo núi (hiking), đua ô tô, mô tô, xe đạp, lặn biển, bè mảng, đua thuyền, lướt ván, nhảy dù... Địa chỉ vàng cho các chuyến đi mạo hiểm chính là khu vực các tỉnh miền núi Đông Bắc, Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch Phạm Trung Lương cũng nói rằng, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 đã xác định du lịch mạo hiểm là lĩnh vực đặc thù, cần chú trọng. Cụ thể, từ Hà Giang đến Hà Tĩnh có một số không gian để phát triển tốt du lịch mạo hiểm như Sapa, PhanXiPăng, dãy Hoàng Liên Sơn... nhờ địa thế hiểm trở, hoang sơ kết hợp yếu tố văn hóa. Hà Giang - cực bắc của Tổ quốc, với các dạng địa hình đặc biệt về cả nghiên cứu khoa học, du lịch, cũng được coi là miền đất để khám phá. Lưu vực dọc sông Hồng cũng đáng "để mắt" phát triển du lịch vượt thác ghềnh.

Song, ông Tuấn nhận xét, các DN lữ hành hiện mới khai thác được tài nguyên du lịch tại đồng bằng, ven biển và một số khu vực miền núi, gần thị trấn, ven quốc lộ... Một phần rất lớn khác, phong phú và quý giá hơn nhiều, cho các loại hình du lịch mạo hiểm, hiện vẫn ngủ yên.

Dấu ấn đậm nhất là sự có mặt của chương trình du lịch thể thao mạo hiểm mang tên “Raid Gauloises" vào năm 2002. 800 khách du lịch quốc tế, đến từ 17 quốc gia tham gia chuyến đi kéo dài 14 ngày, tại 9 tỉnh vùng núi

Đông Bắc Việt Nam. Từ đi bộ băng rừng, leo núi, vượt thác, đi bè mảng, thuyền nan trên suối, xe đạp đổ đèo, thuyền kayak trên biển... họ đều tham gia. Ý nghĩa về quảng bá, xúc tiến cũng như thành công về kinh tế là điều đáng ghi nhận từ chương trình.

Tiếp theo, năm 2004 và 2006, Saigontourist phối hợp với CLB thuyền buồm Hongkong và hãng Goodman Marine International tổ chức 2 cuộc đua thuyền buồm từ Hongkong đến Nha Trang, với hơn 200 khách mỗi cuộc đua. Từ đó đến nay, Việt Nam vắng hẳn các chương trình du lịch mạo hiểm có quy mô. Ông Tuấn thừa nhận, cũng không có một nghiên cứu lớn nào về du lịch mạo hiểm ở Việt Nam được công bố. Trên thực tế, sản phẩm du lịch mạo hiểm của các DN hiện nghèo nàn, phân tán.

Các sản phẩm du lịch mạo hiểm như leo núi, đi xuồng cao su vào đầu nguồn các con sông thì thực sự chưa có 1 doanh nghiệp du lịch nào đầu tư vào mà diễn ra chủ yếu do các nhóm cá nhân tự tổ chức. Sở dĩ như vậy là do ở nước ta hiện nay các nhà đầu tư trong nước thì chưa được tiếp xúc với các loại hình này nhiều do đó còn bỡ ngỡ hoặc không dám mạo hiểm đầu tư vào. Hơn nữa, đầu tư vào du lịch mạo hiểm cần chi phí lớn cho các phương tiện du lịch mạo hiểm. Hầu hết toàn bộ đồ cho du lịch mạo hiểm phải mua từ nước ngoài. Một chiếc rafting vượt suối làm bằng composite giá 4.000 USD nên DN lữ hành buộc phải mua thuyền cao su bơm hơi, 500-800 USD/chiếc (độ an toàn thấp). Xe đạp để du lịch mạo hiểm rẻ cũng phải 400 USD/chiếc, mái chèo 300-400 USD/chiếc, dụng cụ leo núi 500-700 USD/chiếc.

Tuy nhiên, trong tương lai không xa họng rằng các nhà đầu tư sẽ không bỏ lỡ cơ hội đầu tư vào sản phẩm du lịch hấp dẫn đầy tiềm năng này.

Du lịch điểm hẹn MICE đang là thị trường mới. MICE- viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). MICE là loại hình du lịch tiềm năng của Việt Nam, và nếu được phát triển, nó sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho ngành du lịch mà còn cho cả thương mại.

Hội họp, cho dù ở lĩnh vực kinh tế, thể thao, văn hóa, chính trị... đều có thể mang lại giá trị du lịch cho một vùng. Ví dụ SEA Games, hay festival Huế... là những sự kiện Meeting, mang lại cơ hội kinh doanh cho ngành du lịch, và tất nhiên cho nhiều ngành khác. Sự kiện thể thao hoặc lễ hội này thu hút nhiều khách trong nước và quốc tế đến tham gia và cổ vũ. Incentive (khen thưởng) có tính chất như Meeting, nhưng những cuộc hội họp lại do một công ty hay một tập thể nào đó tổ chức để khen thưởng nhân viên. Vừa hội họp vừa vui chơi, tức phát sinh nhu cầu tham quan du lịch và thưởng ngoạn. Còn để khen thưởng khách hàng hay đại lý thì các công ty tổ chức các hội nghị, hội thảo (convention hay conference). Ngoài ra, convention/conference (hội nghị, hội thảo) còn là những diễn đàn quốc tế, mà những đại biểu tham dự là đối tượng khách của ngành du lịch. Trong khi đó, Exhibition (triển lãm) thì liên quan nhiều đến các hội chợ hay triển lãm quốc tế, mà thành phần là những nhóm DN hoặc từng DN riêng lẻ, lại cũng chính là khách hàng tiềm năng của các công ty du lịch.

Theo các chuyên gia kinh tế du lịch, thời gian gần đây lượng du khách đến Việt Nam du lịch kết hợp dự hội nghị, hội thảo và tìm kiếm cơ hội đầu tư (du lịch MICE) ngày càng tăng nhanh, mở ra hướng phát triển mới cho ngành "công nghiệp không khói" của Việt Nam. Con số thống kê của Tổng cục Du lịch Việt Nam cho thấy, tuy còn chiếm tỷ lệ khiêm tốn trong tổng số du khách quốc tế đến Việt Nam nhưng lượng khách đến bằng hình thức MICE đang tăng khá nhanh. Sáu tháng đầu năm 2007, trong tổng số gần 1,85 triệu

khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, có gần 278.000 người đến dự hội thảo, hội nghị, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Những doanh nghiệp đi tiên phong trong việc khai thác loại hình du lịch này là Saigontourist, Fiditourist, Bến Thành Tourist, Vietraval, Fitiximo, Hanoi Toserco và Hoàn Mỹ. Bến Thành Tourist là doanh nghiệp du lịch đầu tiên ở thành lập Trung tâm MICE chuyên nghiệp (tháng 4/2004), cho biết đã đón rất nhiều đoàn du khách MICE thuộc nhiều lĩnh vực như dầu khí, y dược, thương mại... với số lượng trung bình mỗi đoàn từ 100 đến 200 người. Doanh nghiệp này nhận định, thời gian tới, xu hướng du lịch MICE tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng nhanh, đặc biệt là lượng khách đến từ các nước ASEAN. Công ty du lịch lữ hành Saigontourist thì cho rằng, những lợi thế của du lịch MICE là lượng khách đông, tập trung, có mức chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài ngày. Trong 6 tháng đầu năm 2006, riêng công ty này đã phục vụ hơn 1.500 du khách MICE, đoàn đông nhất lên tới 300 khách. Hiện nay, Saigontourist có khoảng 300 đối tác quốc tế tại nhiều quốc gia trên thế giới và đặc biệt là những đối tác từ các nền kinh tế thành viên APEC. Vietnam Airlines cũng là một đơn vị xúc tiến mạnh mẽ thị trường MICE với việc mở thêm nhiều đường bay tới 25 thành phố ở châu Á, châu Âu, Ôxtrâylia, Mỹ và nâng cao chất lượng phục vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế. Hầu hết số máy bay mua của Boeing và Airbus có khả năng bay chặng dài đều được đưa vào phục vụ loại hình du lịch MICE. Công cuộc hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với những lợi thế vốn có về cảnh quan thiên nhiên ưu đãi như nhiều bãi biển đẹp, nhiều di sản văn hoá và thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới đang là những cơ hội để mở rộng phát triển loại hình du lịch MICE. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, nhất là hệ thống khách sạn và resort cũng đang đuợc đầu tư mạnh. Tính đến hết tháng 5/2006, Việt Nam có 175 khách sạn được xếp hạng từ 3

đến 5 sao, vừa đáp ứng được yêu cầu lưu trú của khách, vừa đáp ứng được việc tổ chức các hội nghị, hội thảo và các sự kiện văn hoá, thể thao quốc tế.

d.Du lịch thăm quan kết hợp mua sắm.

Sản phẩm du lịch này đang được các nhà đầu tư đưa vào tầm ngắm mà bắt đầu là các làng nghề truyền thống. Đi đầu là làng nghề Bát Tràng đã được các nhà đầu tư du lịch kết hợp với các chủ sản xuất quảng cáo đồng thời đưa các khách du lịch đi theo các tour du lịch sông Hồng, thăm quan làng nghề. Thực tế hàng năm Bát Tràng đã thu hút một lượng khách du lịch rất lớn.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w