Tồn tại trong việc phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Mặc dù đã có định hướng cho hoạt động phát triển sản phẩm du lịch đặc thù theo vùng miền nhằm góp phần nâng cao tính cạnh tranh của Du lịch Việt Nam trong bối cảnh hội nhập với khu vực và quốc tế, tuy nhiên trong thực tế việc phát triển các sản phẩm du lịch ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn những tồn tại sau:

- Phát triển sản phẩm mà thiếu những nghiên cứu cần thiết nhằm xác định cụ thể “tính hấp dẫn, độc đáo, duy nhất, nguyên bản và đại diện” của tài nguyên du lịch. Đây là nguyên nhân cơ bản của tình trạng cho đến nay. Du lịch Việt Nam thiếu những sản phẩm mang tính đặc thù ở các cấp độ, đặc biệt ở cấp quốc gia để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam.

- Phát triển sản phẩm một cách thiếu sáng tạo, “rập khuôn” và “máy móc”: với quan niệm cần “học hỏi” để rút ngắn thời gian và chi phí cho việc phát triển sản phẩm du lịch, nhiều nhà đầu tư đã “copy” gần như toàn bộ mô hình những khu, điểm du lịch mà mình có điều kiện tham quan, khảo sát mà thiếu cân nhắc khi áp dụng trong những điều kiện không phù hợp về tự nhiên, văn hóa-xã hội cũng như quan hệ “cung-cầu”. Đây là tình trạng khá phổ biến trong phát triển các sản phẩm du lịch như “công viên nước”, khu du lịch biển… ở phía Bắc; phát triển các khu du lịch miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long… Kết quả của tình trạng này cũng sẽ là sự trùng lặp về sản phẩm du lịch, làm giảm sức hấp dẫn du lịch chung của lãnh thổ.

- Phát triển sản phẩm với mục tiêu kinh doanh ngắn hạn:nhằm giảm chi phí và tăng thu. Nhiều công ty du lịch thay vì phải tiến hành điều tra khảo sát xây dựng chương trình tour, đánh giá cung - cầu để xây dựng sản phẩm du lịch của các công ty khác.

- Phát triển sản phẩm không đúng với bản chất do sự thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư. Thể hiện điển hình nhất của tình trạng này là việc phát triển các sản phẩm “du lịch sinh thái”. Phần lớn các sản phẩm du lịch sinh thái hiện nay đều không đúng với bản chất đã được quy định, trong đó phổ biến là thiếu nội dung về “giáo dục môi trường”, “có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn”, và “có sự tham gia tích cực của cộng đồng”.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w