Tồn tại trong lĩnh vực nhân lực du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Theo đánh giá mới đây của Tổng cục Du lịch, hiện nay số lao động trong lĩnh vực du lịch ước khoảng hơn 850 nghìn người. Trong đó lao động trực tiếp là 250 nghìn người; lao động gián tiếp là 600 nghìn người. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 50% lao động trong số này đã qua đào tạo. Khi nói đến chất lượng du lịch thì nguồn nhân lực du lịch đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong khi đó, hiện tại ngành du lịch nước ta thiếu cả về số lượng và chất lượng. Có thể nói rằng chất lượng phục vụ du lịch của nước ta còn thấp.

- Về số lượng nhân lực du lịch: khoảng cách cung - cầu quá lớn.

Theo dự báo, đến năm 2010, Việt Nam sẽ đón từ 5,5 triệu đến 6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa. Do vậy, ngành du lịch cần khoảng 1,4 triệu lao động. Trong đó, lao động trực tiếp khoảng 350 nghìn người; tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%, con số tương ứng vào năm 2015 sẽ là hơn 503 nghìn người. Lao động nghiệp vụ (lễ tân, hướng dẫn viên, nhân viên bàn - bar - buồng...) chiếm số lượng lớn nhất, khoảng hơn 308 nghìn người vào năm 2010 và hơn 467 nghìn người vào năm 2015. Do vậy, số lượng lao động qua đào tạo cần tăng thêm khoảng 19 nghìn người mỗi năm. Trong khi đó, tổng số cơ sở đào tạo du lịch hiện nay có 70 cơ sở với số học sinh, sinh viên ra trường khoảng 13 nghìn người mỗi năm.

cơ sở đào tạo du lịch của Việt Nam tham gia mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch Châu Á – Thái Bình Dương (APETIT), 6 cơ sở tham gia mạng lưới cơ sở đào tạo du lịch ASEAN. Tuy nhiên, quy mô và chất lượng đào tạo du lịch còn hạn chế, chỉ mới đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu xã hội, gần 80% nhu cầu thực tế của ngành du lịch.

Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch cho biết, trong thời gian tới lượng khách du lịch quốc tế sẽ đến Việt Nam ngày càng nhiều, đặc biệt khách du lịch tàu biển trên các chuyến tàu cao cấp, họ đi với số lượng đông, đa quốc tịch, đi tham quan theo nhiều chương trình riêng. Trong khi đó, ta còn rất thiếu đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, đặc biệt là hướng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ ít thông dụng như Italia, Nhật, Hàn Quốc...

Ngay cả đội ngũ hướng dẫn viên sử dụng ngoại ngữ thông dụng thì kinh nghiệm và kỹ năng vẫn còn hạn chế, do nhiều hướng dẫn viên chưa được đào tạo qua trường lớp, trong khi đó người hướng dẫn viên đóng vai trò rất quan trọng vào thành công của việc thực hiện các chương trình du lịch cho khách. Ông Akinson - Tổng giám đốc khu vực Đông Nam Á của Limitless - tập đoàn vừa mới đầu tư vào dự án Khu tổ hợp du lịch 5 sao quốc tế tại Hạ Long ngày 13/12/2007- cũng bày tỏ sự lo lắng về việc thiếu nhân lực cho dự án này. Mặc dù dự án triển khai xây dựng một trung tâm để đào tạo tại chỗ người dân địa phương có đủ kĩ năng và tiêu chuẩn làm việc, tuy nhiên riêng với địa bàn Quảng Ninh thì nguồn nhân lực du lịch có thẻ hướng dẫn viên, am hiểu nhiều ngoại ngữ đang “khát” không kém gì Hà Nội và Tp.HCM vì lượng khách quốc tế đổ về đây ngày càng nhiều.

Hơn nữa, nhân lực ngành du lịch lại phân bố không đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước: : ¼ tập trung ở Hà Nội và Tp.HCM. Theo phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, số lao động khắp các tỉnh miền Trung chỉ chiếm

hơn 9% lao động cả nước. Tỷ lệ này quá ít, không đủ khả năng khai thác tiềm năng du lịch phong phú ở dải đất miền Trung. Cụ thể là, 39,8% lao động du lịch ở miền Bắc; 9,8% lao động miền Trung; 50,4% lao động miền Nam

Biểu 1.20: Cơ cấu lao động ngành du lịch phân theo vùng miền

-Về chất lượng nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế.

Hiện nay, lao động có trình độ được đào tạo chuyên ngành du lịch, có bằng cấp chỉ chiếm gần 20% số lao động toàn ngành, lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ đạt hơn 3%. Những năm gần đây các cơ sở đào tạo du lịch ngày càng tăng, nhưng chỉ đáp ứng 60% nhu cầu. Tình trạng phổ biến lại tréo nghoe khi các doanh nghiệp thiếu lao động lành nghề nhưng khi tuyển dụng SV có chuyên môn vẫn phải đào tạo lại. Đặc biệt, nhân lực chất lượng cao (giám đốc, quản lý cao cấp, chuyên gia…) thì chưa có trường lớp đào tạo.

Thạc sĩ Đỗ Huệ Hương, ĐH Hoa Sen TP HCM cho rằng nhược điểm của hầu hết sinh viên ngành du lịch là không được chuẩn bị các kỹ năng "mềm", nền tảng ngoại ngữ từ các bậc học dưới. Theo bà Hương, sinh viên nước ngoài chỉ cần 6 tháng trang bị các kỹ năng hướng dẫn du lịch, thì ở Việt Nam phải mất 4 năm đào tạo. Ông Nguyễn Văn Mỹ, giám đốc công ty dã ngoại Lửa Việt cho biết, không có trường nào đào tạo chuyên ngành du lịch hiện nay mà sinh viên ra trường có thể làm việc ngay được. Đa số dạy quá nặng về lý thuyết, toàn những chuyện cao siêu. Cái các em đang được dạy hiện nay không doanh nghiệp nào cần. Các trường du lịch có quá nhiều chuyên ngành: hết môi trường du lịch, văn hoá du lịch, bảo tàng du lịch rồi du lịch học... Đào tạo đủ thứ nhưng không biết đào tạo cái gì. Ông Mỹ dẫn chứng: nhiều sinh viên học chuyên ngành hướng dẫn viên sau một tháng đi thực tế ở Tây Nguyên về, hỏi các em biết sông Ba bắt nguồn từ đâu, cây xà nu (trong tác phẩm Rừng Xà nu của Nguyễn Trung Thành), cây k’nia (trong bài thơ Bóng cây k’nia) là cây gì, tất cả đều lắc đầu không biết (!). “Những kiến thức sơ đẳng như vậy mà không biết thì làm sao mà hướng dẫn khách du lịch”, ông Mỹ ngao ngán.

Trình độ ngoại ngữ hạn chế, kỹ năng thiếu khiến chúng ta không khai thác hết được nguồn lợi du lịch từ khách nước ngoài. Minh chứng cho điều này, ông Nguyễn Minh Quyền, Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ Lữ hành

Bến Thành Tourist cho hay, ở Trung tâm ông, 30% thị trường khách du lịch nước ngoài cần hướng dẫn viên nói được tiếng Đức Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên, do không tìm được lao động đáp ứng nhu cầu, đành chấp nhận để mảng thị trường đó bỏ ngỏ. Thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng đang là thách thức lớn đối với ngành du lịch trước yêu cầu của thị trường. Có một thực tế, hiện hầu hết các khách sạn cao cấp như Daewoo, Melia, Fortuna... đều vấp phải khó khăn trong việc tìm kiếm nhân viên đã qua đào tạo một cách bài bản, giỏi ngoại ngữ.

Theo Giám đốc nhân sự Khách sạn Melia Hà Nội, ông Phạm Hữu Thanh, phần lớn nhân lực lấy từ đầu ra của các trường du lịch chỉ mới đáp ứng được nhu cầu khách nội địa, rất khó tìm được người giỏi, đáp ứng được yêu cầu giao tiếp với khách nước ngoài. Vì vậy, các doanh nghiệp đang vướng vào bài toán khó: nếu lấy những người giỏi ngoại ngữ (thường là sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ) thì phải đào tạo thêm về nghiệp vụ; ngược lại, nếu lấy những người từ các cơ sở đào tạo trong ngành thì ngoại ngữ kém. Dù thế nào, doanh nghiệp cũng mất thời gian và kinh phí đào tạo nhân viên theo yêu cầu công việc. Để tìm được người nói tiếng Anh chuẩn, làm tốt công việc thực sự rất khó bởi ngành du lịch chưa thực sự hấp dẫn để thu hút những người “vừa hồng vừa chuyên”.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w