Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 94)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.4.2.2. Giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch.

Cần tập trung nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa.

Thực hiện xã hội hoá vốn đầu tư phát triển du lịch theo hướng sau:

Đối với vốn đầu tư hạ tầng, vốn quy hoạch và hỗ trợ phát triển du lịch, chủ yếu huy động nguồn ngân sách.

+ Khai thác nguồn vốn đầu tư hạ tầng du lịch và lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm du lịch.

+ Có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tự bỏ vốn xây dựng hạ tầng đấu nối đến các khu du lịch, sau đó hoàn trả vốn đầu tư từ phần ngân sách Nhà nước thu được của hoạt động kinh doanh du lịch về sau hoặc nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.

+ Tranh thủ nguồn kinh phí từ Chương trình hành động quốc gia về du lịch để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

+ Khai thác nguồn vốn từ các Chương trình hợp tác quốc tế của Tổng cục Du lịch để tăng cường đầu tư cho hoạt động du lịch.

thực hiện.

+ Huy động vốn tự có, vốn vay, vốn liên doanh, liên kết của của nhà các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước.

+ Khuyến khích các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn nhằm triển khai các dự án du lịch với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn.

2.4.2.3.. Giải pháp thực hiện hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

Nhằm thực hiện hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, cần tập trung vào một số việc chủ yếu sau:

- Chủ động xây dựng quy hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam tới năm 2010, các địa phương cần quy hoạch cụ thể đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn mình. Đưa ra được các dự án ưu tiên đầu tư cho từng năm của giai đoạn 2006-2010. Theo đó, làm rõ các dự án ưu tiên có khu du lịch quốc gia, các dự án thuộc địa bàn trọng điểm phát triển du lịch để tạo nên được các khu du lịch nổi trội, có thương hiệu, có tính cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế.

- Lập chương trình cụ thể vận động ODA và FDI đầu tư vào các dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch.

- Xây dựng các tiêu chí về mức hỗ trợ từ ngân sách đối với đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch của các địa phương, nhằm tạo sự chủ động cho các địa phương trong việc phê duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Theo đó, Nhà nước sẽ chủ động hơn khi bố trí ngân sách hàng năm hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

- Chấn chỉnh lại công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch theo hướng phát huy trách nhiệm của cơ quan nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, phân bổ vốn, và suốt quá trình

quản lý, thực hiện dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch.

- Đề xuất cơ chế giao kế hoạch và chế độ báo cáo tình hình thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp, nhằm đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu phát triển du lịch, tránh đầu tư dàn trải, phân tán; tăng tính tự chủ của các địa phương trong việc huy động các nguồn vốn và sử dụng ngân sách Nhà nước. Theo đó, trên cơ sở thống nhất giữa Tổng cục Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và địa phương việc mục tiêu phát triển du lịch, việc giao kế hoạch hàng năm về đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cần có danh mục dự án hướng dẫn kèm theo.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w