Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam
2.4.2.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực đạt được những tiêu chuẩn của quốc gia và quốc tế, nâng cao kiến thức và trình độ nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên trong ngành, nâng cao hiểu biết về du lịch, về cách ứng xử với khách du lịch quốc tế đặc biệt là ở các trung tâm du lịch lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… Để có đội ngũ những người làm du lịch chuyên nghiệp cần phải có chế độ đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ phù hợp. Đào tạo phải được coi như chiến lược sống còn. Ngành du lịch cần phải có định hướng tạo nguồn từ các trường đào tạo du lịch và có kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo chuyên nghiệp về công tác du lịch
ở nước ngoài. Chương trình giảng dạy về du lịch cần được cân đối giữa lý thuyết và thực hành và cần được đổi mới, cập nhật sao cho sát với nhu cầu thực tế. Ngoài ra, cần tăng cường giáo dục du lịch toàn dân, nâng cao hiểu biết và văn hoá ứng xử của cộng đồng địa phương đối với khách du lịch quốc tế. Cụ thể là:
- Rà soát đánh giá lại số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lý Nhà nước về du lịch, về văn hoá du lịch cho đội ngũ cán bộ và nhân dân.
- Tăng cường mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động ở doanh nghiệp theo hình thức tại chỗ.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại các điểm du lịch trong nước....
- Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động ngay từ khi bắt đầu triển khai đầu tư dự án để bố trí sử dụng khi dự án hoàn thành, đi vào khai thác