Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện quy hoạch.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 89)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển du lịch Việt Nam

2.4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tổ chức thực hiện quy hoạch.

Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật khung về du lịch. Xây dựng các tiêu chuẩn quy phạm v.

Về quy hoạch, đầu tư phát triển, quản lý tài nguyên môi trường và các lĩnh vực có liên quan về du lịch; trước mắt tập trung nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn quy phạm về khu tuyến điểm và đô thị du lịch.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương, thành lập cơ quan quản lý chuyên ngành du lịch ở Trung ương, các địa phương.

Việc quy hoạch của ngành du lịch trong những năm tới cần phải tăng cường bảo vệ và giữ gìn cảnh quan du lịch, phải gắn kết giữa Tổng cục và các địa phương, các ngành, tránh đầu tư dàn trải.

-Về sự cần thiết nâng cao nhận thức xã hội đối với công tác quy hoạch

Nhận thức xã hội nói chung, của một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý nói riêng, đối với công tác quy hoạch du lịch còn rất hạn chế. Kết quả của tình trạng này là sự can thiệp, áp đặt duy ý chí hoặc hành chính hóa trong công tác chỉ đạo thực hiện quy hoạch du lịch ở các cấp; sự thiếu tôn trọng ý kiến của

các nhà khoa học; chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các dự án quy hoạch. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của kết quả quy hoạch. Nơi nào có được nhận thức xã hội thực sự đầy đủ về sự cần thiết của quy hoạch du lịch (chứ không phải là hình thức, thủ tục theo quy định) thì việc triển khai và thực hiện quy hoạch du lịch được thuận lợi, đem lại những lợi ích thiết thực cho phát triển du lịch. Quy hoạch phát triển du lịch ở Phan Thiết - Mũi Né có thể được xem là một thí dụ tốt về bài học kinh nghiệm này.

Đây là một bài học phổ biến được rút ra trong thực tế quy hoạch du lịch ở Việt Nam thời gian qua.

- Về sự cần thiết nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ quy hoạch:

Chất lượng của một số đồ án quy hoạch phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nghiên cứu. Đứng trước thực trạng đội ngũ hiện nay, để nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp của công tác quy hoạch du lịch cần có một chương trình tổng thể đào tạo về quy hoạch du lịch. Chương trình này cần bao gồm một số hợp phần chủ yếu sau:

+ Chương trình đào tạo nâng cao trình độ quản lý và thực hiện quy hoạch với đối tượng đào tạo chủ yếu là các nhà quản lý nhà nước về du lịch và những lĩnh vực có liên quan; các nhà điều hành, quản lý doanh nghiệp du lịch.

+ Chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng quy hoạch du lịch đối với các cán bộ nghiên cứu và quy hoạch du lịch trong và ngoài ngành. Ngoài mục tiêu để nâng cao kỹ năng quy hoạch, chương trình này còn có ý nghĩa thống nhất về phương pháp tiếp cận và những nội dung chuyên ngành cần giải quyết trong quy hoạch du lịch.

+ Chương trình đào tạo quy hoạch du lịch trong khuôn khổ đào tạo chuyên ngành du lịch bậc dạy học để xây dựng đội ngũ có kiến thức và kỹ

năng quy hoạch du lịch đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành.

Bên cạnh đó cần có các biện pháp để nâng cao kiến thức hiểu biết về địa lý lịch sử, văn hóa và xã hội cho đội ngũ cán bộ làm công các quy hoạch. Thiếu những kiến thức này tính hiện thực và bền vững của kết quả các đồ án quy hoạch sẽ là rất hạn chế. Điều này sẽ càng có ý nghĩa và cần thiết bởi du lịch là ngành rất nhạy cảm với các vấn đề môi trường và văn hóa.

- Về sự cần thiết xây dựng những tiêu chuẩn quy hoạch du lịch cơ bản

Công tác quy hoạch du lịch có thể do các tổ chức tư vấn trong và ngoài ngành thực hiện. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch du lịch đến thời điểm này như đã đề cập ở trên là có sự đóng góp không nhỏ của các tổ chức tư vấn ngoài ngành du lịch. Tuy nhiên thực tế cho thấy chất lượng các đồ án quy hoạch du lịch vẫn có sự khác nhau đáng kể do cách tiếp cận, trình độ nghiệp vụ và hiểu biết chuyên ngành du lịch. Về tiêu chuẩn hóa một số chỉ tiêu cơ bản cho công tác thiết kế các công trình dịch vụ như kích thước công trình, mật độ tối đa tối thiểu; tỷ lệ cây xanh;v.v, cũng cần thiết được đặt ra. Vấn đề càng trở nên cấp thiết khi du lịch Việt Nam hội nhập với khu vực là quốc tế, nơi hoạt động sự phát triển các không gian du lịch luôn tuân thủ những tiêu chuẩn cơ bản nhất định.

- Về sự đảm bảo tính hệ thống, liên ngành, liên vùng trong quy hoạch

Là ngành có tính liên ngành, liên vùng với các cấp độ hoạt động theo lãnh thổ khác nhau trong một thể thống nhất việc quy hoạch phát triển du lịch đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu này. Thực tế cho thấy những đồ án quy hoạch du lịch thiếu xem xét các yếu tố trên sẽ không thể đem lại hiệu quả trong đầu tư do các sản phẩm du lịch được tạo ra hoặc là không phù hợp, hoặc là bị trùng lặp, hoặc thiếu các điều kiện để tồn tại. Hậu quả của những đồ án quy hoạch sẽ là đáng kể đứng từ góc độ kinh tế xã hội và môi trường.

Thực trạng quy hoạch phát triển các khu du lịch biển hiện nay ở Việt Nam là ví dụ tương đối điển hình đáng để suy ngẫm về bài học này.

- Về sự tham gia của cộng đồng trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Khác với nhiều ngành kinh tế khác, hoạt động du lịch mang tính xã hội hóa cao và có những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cộng đồng cũng như chịu sự tác động ngược trở lại từ cộng đồng. Kinh nghiệm cho thấy nếu các đồ án quy hoạch du lịch được thực hiện có sự tham gia của cộng đồng (Trực tiếp hoặc đại diện) thì tính hiện thực sẽ cao hơn rất nhiều bởi hơn ai hết cộng đồng địa phương là người hiểu biết nhất về đặc điểm lãnh thổ được quy hoạch, đồng thời họ lại là những người có những tác động đến hoạt động du lịch trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.

- Về sự cần thiết ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác quy hoạch

Tổ chức không gian du lịch là một nội dung quan trọng trong quy hoạch du lịch có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố về không gian của các điểm tài nguyên du lịch; với đặc điểm tự nhiên và hệ thống hạ tầng về giao thông trên lãnh thổ được quy hoạch. Những yếu tố này thường biến đổi theo thời gian, vì vậy nếu không có sự cập nhật hệ thống sự biến đổi này thì việc phân tích xác định một tổ chức không gian du lịch hợp lý sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó việc nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề trên một lãnh thổ theo một yêu cầu cụ thể, yêu cầu phải có hệ thống thông tin đầy đủ về các yếu tố có liên quan mà bằng việc thu thập, phân tích thông tin truyền thông đòi hỏi rất nhiều thời gian, kinh phí song kết đạt được thường hạn chế và mang tính chuyên gia.

Thực tế trên đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ hiện đại như: Hệ thông tin địa lý (GIS) và viễn thám để giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trên đây, nhất là trong trường hợp có sự biến động nhanh về không gian

và thời gian các yếu tố quyết định đến tổ chức không gian du lịch.

- Về hoạt động hợp tác quốc tế trong công tác quy hoạch

Trong thời gian qua, một số dự án quy hoạch phát triển du lịch ở các cấp độ khác nhau được thực hiện với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế. Nhiều vấn đề khó trong quy hoạch du lịch như dự báo lượng khách cho một không gian cụ thể, phân tích thị trường; tổ chức đan xen các không gian chức năng; mô hình tham gia của cộng đồng; v.v có thể được giải quyết với kinh nghiệm của các chuyên gia. Cách tiếp cận hệ thống bền vững trong một đồ án quy hoạch du lịch cũng là những vấn đề mới góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch đã được tiếp thu từ các chuyên gia quốc tế. Việc phối hợp giữa kinh nghiệm quy hoạch của các chuyên gia quốc tế với kinh nghiệm quy hoạch và hiểu biết đặc điểm tự nhiên, văn hóa và xã hội lãnh thổ của các chuyên gia Việt Nam thường làm tăng đáng kể chất lượng của các dự án quy hoạch du lịch.

Tuy nhiên một số dự án quy hoạch du lịch do các chuyên gia quốc tế thực hiện độc lập thiếu sự phối hợp với các chuyên gia Việt Nam thường không đạt được kết quả như mong muốn. Dự án quy hoạch du lịch Cửa Lò, Sa pa. v.v. là những ví dụ điển hình về vấn đề này đáng để các nhà quản lý xem xét cân nhắc khi quyết định tiếp nhận sự hỗ trợ về quy hoạch từ các tổ chức quốc tế.

- Về sự cần thiết của công tác quản lý và thực hiện quy hoạch

Kết quả quy hoạch có đi vào cuộc sống được hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch. Nhiều kết quả quy hoạch tốt sẽ không thể triển khai được hoặc bị “biến dạng”, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ cũng chính do sự hạn chế

của công đoạn này.

Điều này đòi hỏi phải có sự nhất quán trong tổ chức điều hành thực hiện quy hoạch; trình độ hiểu biết nhất định về chuyên môn của các nhà điều hành quản lý; sự phối hợp của các ban ngành và sự đông thuận của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 20012007. Thực trạng và giải pháp (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w