CAC DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID THUÔC HỌ RAU RĂM POLYGONACEAE

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 59)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố.

CAC DƯỢC LIỆU CHỨA ANTHRANOID THUÔC HỌ RAU RĂM POLYGONACEAE

POLYGONACEAE

ĐẠI HOÀNG

Rhizoma Rhei

Hình 3.32. Đại Hoàng Rhizoma Rhei Hoa và Quả Đại Hoàng

Chi Rheum có khoảng 50 loài, việc xác định các loài khó vì do có lai tạo giữa các loài và do địa dư khí hậu của từng vùng mà hình thái và cả thành phần hoá học cũng có thay đổi. Dược điển Trung Quốc quy định cùng các loài sau đây:

-Rheum palmatum L

- R. tanguticum Maxim cx Balf

- R.officinale Baill họ rau răm - Polygonaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây thuộc thảo lớn, sống dai nhờ thân rễ to. Lá mọc thành cụm từ thân rễ, có kích thước lớn, có cuống dài, có bẹ cìa, phiến lá hình tim rộng 30-40cm, phân thành 5 đến 7 thuỳ chính, các thùy này cũng có thể phân lần thứ hai hoặc đôi khi lần thứ ba. Lá của Rheum pclmatum thì có những thuỳ sâu hơn R.officinalega.

Gân lá nổi mặt dưới, thường màu đỏ nhạt. Từ năm thứ 3-4 thì xuất hiện 1 thân mọc lên cao 1- 2m mang một số lá nhỏ. Phần ngọn thân là chùm hoa hình chùy mang nhiều hoa. Bao gồm 6 bộ phận màu trắng, xanh nhạt, hoặc đỏ nhạt, 9 nhị. Quả đóng 3 góc.

2. Thành phần hoá học

Thành phần hoạt chất trong đại hoàng chủ yếu là những dẫn chất anthranoid, hàm lượng trong đại hoàng Trung Quốc: 3-5%, tồn tại dưới các dạng khác nhau:

3. Tác dụng và công dụng

Những dẫn chất anthranoid trong đại hoàng có tác dụng lên đại tràng, làm giảm sự tái hấp thu nước bằng cách làm tăng tiết dịch và tăng nhu động ruột. Uống sau 8-12 giờ mới có tác dụng. Thuốc có tác dụng cả lên cơ trơn của bàng quang và tử cung do đó phụ nữ có thai hoặc người bị viêm bàng quang không nên dùng. Do có tác dụng phụ là gây suy huyết nên không dùng cho người bị trĩ.

Ở liều nhỏ (0,05-0,10g) đại hoàng là thuốc bổ, giúp tiêu hoá, liều 0,1-0,15g làm thuốc nhuận tràng, 0,5-2g là liều tẩy. Tuy là thuốc nhuận tràng nhưng dùng lâu thì cũng có thể gây táo bón do phần tanoid tích lũy. Các dạng anthron thì có tác dụng kích ứng nên không bao giờ dùng dược liệu tươi. Đại hoàng còn tác dụng kháng khuẩn như tụ cầu, lỵ, thương hàn. Vì đại hoàng có chứa calici oxalat nên không dùng lâu cho người bị kết thạch thận oxalic.

Đơn thuốc: Đại hoàng 7g, cam thảo 4g, nước 300ml sắc còn 100ml. Uống lúc đói, chữa bí đại tiện, nôn mửa.

Bào chế đại hoàng trong y học dân tộc cổ truyền: - Dùng nước tẩm, ủ cho mềm rôi thái phơi khô.

- Tửu đại hoàng tức là đại hoàng tẩm rượu: 50kg đại hoàng thêm 50kg rượu, cho vào nồi đun nhỏ lửa, hơi se thì lấy ra thái, phơi chỗ mát.

- Đại hoàng thán là đại hoàng thái miếng, cho vào nồi sao lửa đến khi bên ngoài có màu nâu cánh dán, vẫn còn hương vị đại hoàng, phun rượu.

- Thục đại hoàng: thái miếng nhỏ, trộn với rượu, cho vào thùng đậy kín, đặt vào nồi nước, đun cách thủy cho chín, lấy ra phơi khô là được. Cứ 50kg đại hoàng thì 15-20kg rượu.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)