Thànhphần hoá học (của Glycyrrhiza glabra L)

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 37)

Glycyrrhizin là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10 -14% trong dược liệu khó, chỉ có trong bộ phận ở dưới mặt đất, có vị ngọt (gấp 60 lần đường saccharose). Đây là saponin quan trọng nhất của rễ cam thảo.

3. Tác dụng

- Dịch chiết Cam thảo có tác dụng chống loét dạ dày. Tác dụng đã được chứng minh bằng thí nghiệm trên súc vật. Trên chuột lang thì gây loét bằng cách tiêm những liều xác định histamin, trên chó thì gây loét bằng atophan (= acid 2- phenyl quinolein 4- carboxylic) trên chuột cống thì thắt hậu môn. Súc vật thí nghiệm được mổ và quan sát tình trạng tổn thương trên niêm mạc dày.

- Tác dụng chống co thắt của dịch chiết cam thảo được chứng minh trên ruột cô lập của chuột lang hoặc thỏ thấy có tác dụng đối kháng với histamin, acetylcholin. Tác dụng chống co thắt và tác dụng bảo vệ chống loét dạ dày chủ yếu là do các thành phần flavonoid.

- Tác dụng long đờm do các saponin.

- Tác dụng tương tự như cortison do glycyrrhizin, giữ nước trong cơ thể kèm theo tích các ion Na+ và cl và tăng thải ion K+, giảm lượng nước tiểu, tăng huyết áp. Nếu dùng cam thảo một thời gian lâu thì có hiện tượng phù. Trong một số trường hợp thí nghiệm trên súc vật cho thấy tác dụng chống viêm bằng 1/5 hydrocortison. Glycyrrhizin làm giảm những tổ chức hạt tạo thành xung quanh viên bông cấy dưới da của chuột cống trắng hoặc làm giảm độ sưng của chân chuột sau khi tiêm formol. Acid liquiritic cũng có tác dụng chống viêm, chống loét và chóng lành sẹo.

- Tác dụng ức chế enzym monoaminoxydase (MAO) của 2 hoạt chất liquiritigenin và isoliquiritigenin cũng được phát hiện. Chất isoliquiritigenin có tác dụng mạnh hơn.

- Thí nghiệm trên súc vật cho thấy cam thảo có khả năng giảm độc của morphin, cocain, strychnin, atropin, chloralhydrat, giải độc các độc tố bạch hầu, uốn ván.

- Nghiên cứu gần đây còn cho thấy cam thảo có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.

4. Công dụng

- Thuốc chữa ho.

- Thuốc chữa loét dày và ruột, uống 10 -14 ngày, nghỉ vài ngày để tránh hiện tượng phù, thường hay phối hợp với bismuth nitrat kiềm, magnesium carbonat, calci carbonat, bột vỏ

Rhamnus (hoặc đại hoàng)

- Acid glycyrrhetic được dùng làm thuốc chồng viêm tại chỗ.

- Trong khoa bào chế, cam thảo dùng làm tá dược điều vị để làm mất các vị khó uống trong các chế phẩm.

- Vì có tác dụng chống co thắt, cam thảo được phối hợp làm trà nhuận tràng. - Cam thảo còn được dùng làm mứt nước uống, làm thơm thuốc lá.

VIỄN CHÍ

Radix Polygalae

Hình 3.5. Viên chỉ (Radix Polygalae)

Viễn chí là rễ phơi khô của một số loài thuộc chi Polygala. Dược điển Việt Nam in lần thứ nhất và Dược điển Trung Quốc quy định hai loài: viễn chí lá nhỏ Polygalae tenuifolia Willd

hoặc viễn chí Sibêri- Polygalae sibirica L. dược điển nhiều nước khác thì quy định loài

Polygalae Senega L họ viễn chí - polygalaceae.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 37)