Phân bố trồng hái và chế biến

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 103)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2.Phân bố trồng hái và chế biến

Hoàng liên thường mọc ở vùng núi có đọ cao 1500 – 1800m. Hoàng liên mọc hoang và trồng nhiều ở Trung Quốc (có nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc…) Ở nước ta Hoàng liên mọc hoang trên dãy núi Hoàng Liên Sơn (Sapa có loài Coptis quinquiesecta Wang và ở Quảng Bạ - Hà Giang có loài Coptis chinensis Franch).

Hoàng liên ưa chỗ lạnh, mát, ẩm thấp (không ưa chỗ nóng nhiều, khô ráo và nhiều ánh sáng) nhiệt độ nơi trồng phải thấp dưới 300C, rất dễ tháo nước, tốt nhất là đất có cát và nhiều mùn. Khi trồng có thể dùng phân chuồng, phân xanh; nếu đất chua thì có thể dùng thêm vôi. Hoàng liên trồng bằng hạt. Người ta thường trộn hạt lẫn với cát nhỏ theo tỷ lệ 1:1 rồi đem gie. Khi cây có 5 – 6 lá đem trồng thành hàng cách nhau 40cm, cây nọ cách cây kia 30cm. Thường trồng vào mùa xuân.

Hàng năm thường thu hái hoàng liên vào cuối màu thu hoặc đầu mùa đông (trước khi có tuyết ở những nơi lạnh). Hoàng liên trồng thì thu hái sau khi cây trồng được 4 – 5 năm. Đào cả cây, loại bỏ đất, cát, cắt loại thân, lá, đêm phơi, sấy khô rồi đóng gói.

3. Bộ phận dùng

Thân rễ (Rhizoma Coptidis). Là những mẩu cong queo dài 3cm trở lên, rộng 0,2 – 0,5 cm, có nhiều đốt khúc khủyu và phân nhiều nhánh, trông giống hình chân gà nêm quen gọi là hoàng liên chân gà. Mặt ngoài màu vàng nâu, mang vêt tích của rễ phụ và của cuống lá. Chất cứng rắn, vết bẻ ngang phẳng, phần gỗ màu vàng tươi, tia ruột có lỗ rách, phần vỏ và ruôt màu vàng đỏ, cũng có khi rỗng. Không mùi, vị rất đắng tồn tại lâu.

4. Thành phần hóa học

Thân rễ hoàng liên chứa nhiều alcaloid (5- 8%) trong đó chủ yếu là berberin, ngoài ra còn có worenin, coptisin, palmatin, jatrorizin, magnoflorin.

5. Tác dụng dược lý

Nước sắc hoàng liên pha loãng trong ống nghiệm, nồng độ 1:5120 có tác dụng ức chế đối với vi khuẩn Shigella; nồng độ 1:2560 có tác dụng với Shigella dysenteriae, Bacillus tuberculosis; nồng 1:640 đối với Bacillus cholerae; nồng độ 1:160 đối với Staphylococcus aureus; nồng độ 1:80 đối với Bacillus paratyphi loại, Bacillus coli, Bacillus proteus; nồng độ 1:40 đối với Bacillus paratyphi loại; nồng độ 1:5 đối với Bacillus pyocyaneus.

- Dung dịch berberin hydroclorid dùng phương pháp pha loãng trong ống nghiệm, nồng độ 1:32.000 có tác dụng ức chế đối với Streptococus hemolyticus, Vitrio cholerae; nồng độ 1:16.000 đối với Staphylococcus aureus; nồng độ 1:8.000 đối với Streptococcus virideus, Shigelladysenteriae, Bacillus cubtilis, nồng độ 1:4.000 đối với Bacillus pneumoniae, Bacillus proteus; nồng độ 1;1.000 đối với Bacillus typhi, Bacilluscoli.

- Berberin với liều thấp làm tim hưng phấn, làm giãn động mạch hạ huýêt áp; đối với tử cung, khí quản, dạ dày và ruột có tác dụng hưng phấn, tăng mật, hạ sốt.

- Uống berberin sunfat hấp thụ chậm, sau 8 giờ mới đạt giá trị cao nhất, sau khi hấp thu, phân bố nhanh vào tim, thận, gan, nồng độ trong máu khó duy trì, người ta uống mỗi lần 2g chưa thấy hiện tượng gì, cho tiêm vào tĩnh mạch thỏ 2mg/kg cơ thể không có phản ứng xấu và không có biểu hiện bệnh lí. Nhưng uống liều lớn có thể giảm huyết áp và gây hiện tượng ức chế hô hấp cấp tính. Hàm lượng berberin trong hoàng liên chế có khác nhau. Nếu chế biến ở nhiệt độ càng cao thì hàm lượng alcaloid càng giảm. Tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn cũng phụ thuộc vào hàm lượng berberin.

- Berberin đem khử hóa cho terahydri – berberin có tác dụng an thần và mềm cơ, hạ huyết áp nhẹ.

6. Công dụng và liều dùng

Hoàng liên được dùng để điều trị các bệnh: - Lỵ amip và lỵ trực khuẩn:

Ngày dùng 3 – 6g chia làm 3 lần, uống trong 7 – 15 ngày, dưới dạng thuốc sắc. - Chữa viêm dạ dày và ruột:

Ngày dùng 3 – 4g dạng thuốc sắc hoặc cao lỏng - chữa đau mắt đỏ (viêm kết mạc): dùng dung dịch hoàng liên 5 – 30% nhỏ vào mắt.

- Viêm tai giữa có mủ; Dùng dung dịch borat – hoàng liên: hoàng liên 10g, acid boric bột 3g thêm nước cất, đun sôi 1 giờ, lọc, thêm nước cất cho đủ 100ml, đem tiệt khuẩn rồi nhỏ vào tai mỗi ngày 2 – 3 lần.

Ngoài ra, hoàng liên còn được dùng để chữa bệnh sốt, nóng nhiều, vật vã mất ngủ; chữa bệnh trĩ; chữa bệnh trĩ, thổ huyết, chảy máu cam, chữa mụn nhọt có mủ, nhiễm khuẩn. Người ta thường kết hợp với một số vị khác.

Berberin được dùng đẻ chữa lỵ, ỉa chảy, nhiễm khuẩn do tụ cầu, liên cầu… Mỗi ngày uống 0,2 – 0,4g berberin hydroclorid chia làm 2 -3 lần.

VÀNG ĐẮNG

Tên khoa học của cây vàng đắng: Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. (= C. usitatum Pierre), họ Tiết dê – Menispermaceae

Cây vàng đắng còn gọi là cây mỏ vàng, vàng đắng, hoàng đằng lá trắng, Loong tơ rơn (tiếng Bana)

Hình 6.15. Cây Vàng Đắng: Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr.

1. Đặc điểm thực vật

Cây vàng đắng là một loại cây dây leo to, có phân nhánh, leo lên những cây gỗ cao. Thân hình tụ, đường kính 1,5 – 10cm. Thân to, màu vnàg, thân già màu ngà, xù xì, có đoạn có chỗ u phình to tròn và mắt (vết tích cuống lá). Cành non, lá non, cụm hoa và quả đều phủ một lớp lông mềm. Lá đơn, nguyên, mọc so le, có cuống, đáy tròn hoặc lõm, hình tim, đầu lá thuôn nhọn, gân lá hình chân vịt, mặt trên lá màu xanh lục, mặt dưới có lông bạc trắng. Hoa màu trắng phớt tím, hoa mọc thành chùm chùy ở thân đã rụng lá, cuống hoa rất ngắn. Hoa đều, đơn tính. Hoa đực có 6 nhị; 3 nhị ngoài dời, 3 nhị trong có chỉ nhị hàn liền. Hoa cái có 3 noãn. Quả hạch, hình cầu. Mùa hoa quả: tháng 1 – 5.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 103)