Bộ phận dùng, thành phần hóa học

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 92)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

3.Bộ phận dùng, thành phần hóa học

Trong lá cây ích mẫu có chứa alcaloid (leonurinin, leonuridin, leonurin), tanin, chất đắng saponin, flavonoid (rutin), tinh dầu.

4. Tác dụng và công dụng

Leonurin có tác dụng tăng cường trương lực và tần số co bóp tứ cung thỏ, cô lập.Với dung dịch leonurin 1% tiêm tĩnh mạch mèo có tác dụng làm tăng tần số và biên độ hô hấp, tá dụng này là do thuốc kích thích trực tiếp trực tiếp trung tâm hô hấp gây nên chứ không phải gián tiếp phản xạ qua dây thần kinh phế vị. Leonurin với liều 1mg/kg tiêm tĩnh mạch thỏ làm tăng gấp đôi lượng nước tiểu bài tiết sau vài phút.

Cao lỏng ích mẫu (L. sibiricus) có tác dụng tăng co bóp và trương lực cơ tử cung cô lập của chuột lang, thỏ và chó, có tác dụng an thần, kháng khuẩn.

Ích mẫu đã được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh từ lâu nhất là đối với phụ nữ sau khi đẻ, chữa rong huyết, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, khí hư bạch đới quá nhiều. Ngoài ra, ích mẫu còn được dùng chữa bệnh cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ huyết .

Qủa ích mẫu dùng làm thuốc thông tiểu tiện chữa phù thũng, suy thận, mắt mờ. Liều dùng hàng ngày: 10-12g ích mẫu thảo dưới dạng thuốc sắc hoặc cao: 6-12 gquả ích mẫu sắc uống.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN PYRIDIN VÀ PIPERDINHỒ TIÊU HỒ TIÊU

Tên khoa học của cây hồ tiêu: Piper nirgrum L., thuộc họ Hồ tiêu-Piperaceae.Cây hồ tiêu còn gọi là hạt tiêu, cổ nguyệt.

Hình 6.5. Hồ Tiêu (Piperaceae)

1. Đặc điểm thực vật

Hồ tiêu là một loại cây leo, thân dài, nhẵn, bám vào các cây tựa bằngnhững rễ. Thân mang lá mọc cách. Lá giống lá trầu không nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh. Một loại nhánh mang quả và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Cụm hoa hình đuôi sóc, mọc đối với lá, khi chín rụng cả chùm. Qủa hình cầu nhỏ, có chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu đỏ, khi chín có vàng.

2. Phân bố, trồng hái và chế biến

Hồ tiêu được trồng ở các nước vùng nhiệt đới. Các nước cung cấp nhiều hồ tiêu: Ấn Độ, Indonesia, Malaixia, Philipin, Campuchia, Braxin.

ở Việt Nam được trồng nhiều ở đảo Phú Quốc, Minh Hải, Kiên Giang, An Giang, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Hàng năm ta xuất khẩu chừng 4000 -5000 tấn hồ tiêu.

-Trồng hồ tiêu bằng cách giâm cành hoặc bằng hạt. Người ta thường thu hoạch quả từ năm thứ 4, hiệu suất cao nhất vào năm thứ 7, 8. Trung bình mỗi hecta cho 4000 -5000 kg hồ tiêu khô.

3. Bộ phận dùng

Qủa xanh còn vỏ ngoài: Hồ tiêu đen (frustus piperis)

Hồ tiêu đen là một quả mọng, khô, hình cầu, đường kính 4-5mm màu đen nhạt hay xám thẫm, nhăn nheo, phía dưới có sẹo cuống, phía trên có một điểm hơi nổi đó là vết tích của vòi đã rụng.

4. Thành phần hóa học

Trong hồ tiêu có: Alcaloid: 2 – 5%

Tinh dầu: 1,2-3,5%, màu vàng nhạt hay màu lục nhạt, có mùi thơm, thành phần chính của tinh dầu.

Ngoài ra trong hồ tiêu còn có cubelin không có vị cay, chất béo và tinh bột.

5. Tác dụng và công dụng

Hồ tiêu với liều nhỏ có tác dụng tăng dịch vị, dịch tụy kích thích tiêu hóa làm ăn ngon. Nhưng liều cao sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây xung huyết và gây viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiết liệu, đi đái ra máu.

Piperin và piperidin độc ở liều cao, piperidin tăng huyết áp, làm liệt hô hấp (50mg/kg cơ thể). Ngoài công dụng làm gia vị, hồ tiêu được dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, giảm đau (chữa đau răng), chữa đau bụng, ỉa lỏng, cảm lạnh.

Ngày dùng 1 – 3g dưới dạng bột hay thuốc viên, thường phối hợp với một số vị thuốc khác. Hồ tiêu còn có tác dụng sát khuẩn, diệt ký sinh trùng do đó người ta còn dùng hồ tiêu để bảo vệ quần áo len dạ.

LỰU

Tên khao học của cây lựu: Punica granatum L. họ Lựu – Punicaceae Cây lựu còn gọi là thạch lựu, bách lựu, tháp lựu.

Hình 6.6.Cây Lựu. Quả Lựu: (Punica granatum L).

1. Đặc điểm thực vật

Cây lựu thân gỗ, cao chừng 3 – 4cm. Cây nhỏ, cành mền, có khi có gai. Lá dài nhỏ, mềm, đơn, mép lá nguyên, cuống ngắn, thường mọc đối so le. Hoa hình cái loa 5 cánh màu đỏ, cũng có thứ hoa màu trắng (bạch lưu) mọc riêng hoặc mọc thành chùm có độ 3 hoa, hoa có cuống ngắn. Đế hoa hình chuông, mang 4 – 8 lá đài màu đỏ, thoạt tiêm mọc thẳng đứng rồi xòe ra sau kho nở. Cánh hao bằng số lá dài, xếp xen kẽ nhau, mỏng. Bộ nhị gồm nhiều nhị rời nhau. Bộ nhụy gồm 8 –9 lá noãn dính liền với đế hoa. Hoa nở vào mùa hè. Quả hình cầu, to bằng quả cam, đầu quả còn 4 – 5 lá đài tồn tại. Vỏ dày, khi chín có màu đỏ vàng nốm đốm. Trong quả có 8 ngăn xếp thành hai tầng, tầng trên có 5 ngăn, tầng dưới có 3 ngăn, các ngăn phân cách bởi các màng mỏng. Trong có nhiều hạt hình 5 cạnh màu trắng hồng.

2. Phân bố và trồng hái

Cây lựu có nguồn gốc ở các nước miền nam Châu Á, được trồng khắp nơi, nhất là nước có khí hậu ấm. Người ta trồng làm cảnh và lấy quả ăn.

Lựu trồng bằng cách giâm cành. Cách bón phân khác nhau cũng làm cho tỷ lệ alcaloid trong cây thay đổi.

Thu hoạch quả vào mùa hạ, vỏ thân, vỏ rễ quanh năm.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 92)