Bộ phận dùng

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 40)

Rễ củ đào vào thu đông ở những cây đã được 3-4 năm. Rửa sạch đất cát phơi hay sấy khô. Rễ hình trụ, phía dưới thon nhỏ lại, dài 15-20 cm đường kính 1-2cm, thường ít phân nhánh. Phía trên còn sót lại gốc của thân. Mặt ngoài màu trắng ngà có những vết nhăn ngang, dọc và vết sẹo của rễ con...Vết bẻ không phẳng, màu trắng. Vị hơi ngọt, sau đắng. Loại rễ to, dài, đều, chắc, màu trắng vị đắng là tốt.

3. Thành phần hoá học

Hoạt chất chính là các saponin triterpenoid nhóm olean. Sau khi thuỷ phân đã thu được các sapogenin: acid platycogenic A, B, C, platycodigenin và acid polygalasic. Vì trong phân tử có OH- ở C-16 nên các saponin của cát cánh có tính chất phá huyết mạnh.

Ngoài ra trong rễ cát cánh còn có inulin.

4. Tác dụng

Saponin của cát cánh có tác dụng phá huyết mạnh, có tác dụng long đờm và tiêu đờm. Làm hạ cholesterol máu. Dược liệu còn có tác dụng hạ đường huyết, làm dịu thần kinh và hạ sốt. Có trường hợp bệnh nhân bị nôn sau khi uống thuốc. Cần thận trọng trong trường hợp bệnh nhân bị loét dạ dày, ruột.

5. Công dụng

Chữa ho có đờm

Trong y học dân tộc cổ truyền có đơn thuốc của Trọng Cảnh.

BỒ KẾTFructus Gleditschiae Fructus Gleditschiae

Hình 3.7 Bồ Kết Fructus Gleditschiae 1. Quả Bồ Kết; 2. Sản phẩm Bồ Kết.

Bộ phận dùng là quả của cây bồ kết - Gleditschia fera (Lour) Merr (Gleditschia australis Heml G.sinesis Lam) họ vang - Caesalpiniaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây to, có gai phân nhánh. Lá kép lông chim. Cuống chung có lông và rãnh dọc. Có 6-8 đôi lá chét dài 25mm, rộng 15mm. Hoa mọc thành chùm màu trắng. Quả loại đậu dài 10- 12cm hơi cong hay thẳng, dẹt phồng lên ở chỗ mang hạt, khi chưa khô thì màu xanh, nhưng khi khô chuyển thành màu đen, có 10 -12 hạt rất răn. Cây được trồng nhiều nơi ở nước ta để lấy quả vào tháng 10 -12 nấu nước gội đầu. Trong y học dân tộc cổ truyền, quả còn gọi là tạo giác.

2. Thành phần hoá học

- Năm 1961 Đỗ Tất Lợi, G. Herman và I. Ciulei chiết saponin với hiệu suất 10%.

3. Tác dụng và công dụng

- Saponin của bồ kết có tác dụng lên amib đường ruột, trùng roi âm đạo. - Hỗn hợp saponin + flavonoid có tác dụng giảm đau.

- Hỗn hợp flavonoid và flavonoid riêng lẻ là isovitexin có tác dụng kháng virus - Quả bồ kết là nguyên liệu giàu saponin, dùng để chiết saponin.

- Y học dân tộc cổ truyền dùng:

Làm thuốc chữa ho, tiêu đờm, ngày dùng 0,5 -1g quả.

Chữa sâu răng, quả bồ kết tán nhỏ đắp vào chỗ răng sâu, hễ chảy nước bọt thì nhổ đi. Chữa chốc dầu, bồ kết đốt thành than tán nhỏ, rửa sạch vết chốc rắc than bồ kết lên.

Chữa quai bị, quả bồ kết (bỏ hạt) tán nhỏ, hoà vào giấm tẩm bông đắp vào chỗ đau (nhiều lần) Chữa bí đại tiện, tắc ruột, không trung tiện được. Cách làm: lấy 1/4 quả bồ kết đem nướng (đừng để cháy quá) bỏ hạt, tán thành bột mịn, dùng đầu canun có bôi vaselin chấm vào bột bồ kết, sau đó cho vào hậu môn sâu độ 3-4cm (làm 3-4 lần).

Nhân dân ta còn dùng hạt chữa lỵ: hạt đem sao vàng tán nhỏ, dùng hồ nếp làm viên bằng hạt ngô. Ngày dùng 10-20 viên, dùng nước chè đặc để chiêu thuốc (uống lúc sáng sớm).

Phụ nữ có thai và người ho ra máu không được dùng.

Y học cổ truyền còn dùng gai bồ kết gọi là giác thích để chữa mụn nhọt.

Chú thích: dược điển đông y Trung Quốc quy định đại tạo giác là quả chín khô và tạo giác thính là gai khô của cây bồ kết Trung Quốc - G.sinesis Lam

NGƯU TẤT

Radix Achyranthes bidentatae.

Hình 3.8. Ngưu Tất Radix Achyranthes bidentatae

Dược liệu là rễ đã chế biến của cây ngưu tất Achyranthes bidentata Bume, họ Dền - Amaranthaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây thuộc thảo cao khoảng 1m. Thân mảnh, lá mọc đối, hình trứng, đầu nhọn, mép nguyên dài 5-12cm, rộng 2-5cm. Cụm hoa là bông ở đầu cành hay kẽ lá. Hoa mọc hướng lên nhưng khi biến thành quả sẽ mọc quặp xuống. Quả nang, lá bắc còn lại và nhọn thành gai cho nên vướng phải có thể mắc vào quần áo.

Ngưu tất đã được chính thức đưa vào dược điển Việt Nam tập 3 năm 1994.

Cây này hiện nay được trồng thành công ở nước ta. Dược liệu đủ dùng trong cả nước và xuất khẩu.

2. Thành phần hoá học

Rễ có các saponin, khi thuỷ phân cho các sapogenin là acid oleanolic. Ngoài ra còn có ecdysteron và inokosteron.

3. Tác dụng và công dụng

Rễ ngưu tất đã được GS Đoàn Thị Nhu và cộng sự chứng minh có tác dụng hạ cholesterol máu và có tác dụng hạ huyết áp. Viện dược liệu (Bộ y tế VN) đã sản xuất cao toàn phần bào chế dưới dạng viên đem thử tại viện bảo vệ sức khỏe người có tuổi do GS Phạm Khuê và cộng sự đã đi đến kết luận sau:

- Ngưu tất có tác dụng làm giảm cholesterol máu trên 65% số bệnh nhân có cholesterol máu cao được triều trị.

+ Trong đông y vị ngưu tất được dùng phối hợp với một số dược liệu khác để chữa chứng mất kinh, đẻ khó. Ngoài ra còn dùng để chữa bệnh thấp khớp, đau lưng, bí tiểu tiện.

RAU MÁ

Herba Centellae asiaticae.

Hình 3.9 Cây Rau Má - Centella asiatica Urb

Dược liệu thường dùng tươi cây rau má - Centella asiatica Urb., họ Hoa tán Apiaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Rau má là loại cò sống dai, mọc bò, rễ mọc ở các mấu của thân. Lá có cuống dài 10-12cm, phiến lá khía tai bèo tròn, gốc lá hình tim, rộng 2-4 cm. Gân lá hình chân vịt. Cụm hoa tán đơn gồm các hoa rất nhỏ. Quả dẹt. Cây mọc hoang ở ruộng vườn, bãi cỏ. Ở thành phố HCM, rau má được trồng nhiều trong các vườn nhà thuộc xã An Phú Đông, Thạch Lộc huyện Hóc Môn. Với 1 công đất (0,1ha) chi phí khoảng 400.000đ (# 40USD/năm) bao gồm công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu và thuế nông nghiệp người dân thu khoảng 2.400.000đ (# 240 USD).

2. Thành phần hóa học

Các hoạt chất chính là các saponin triterpennoid nhóm ursan. Chất quan trọng là asiaticosid, khi thủy phân thì cho phần aglycon là acid asiatic và phần đường gồm có 1 rhamnose và 2 glucose.

3. Tác dụng và công dụng

Saponin toàn phần của rau má đã được nghiên cứu thấy có tác dụng tăng tổng hợp collagen và fibronectin. Tác dụng này có thể giải thích được tác dụng chóng làm lành vết thương của rau má.

Dịch chiết rau má có tác dụng làm hạ huyết áp và chậm nhịp tim.

Nhân dân ta dùng rau má làm rau sống để ăn. Nước rau má là loại nước giải khát phổ biến ở các tỉnh phía Nam. Kinh nghiệm nhân dân cho rằng rau má có tác dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, dùng để chữa sốt, rôm sảy, mẫn ngứa, các bệnh về gan, thổ huyết, đi lỏng, viêm họng, viêm phế quản, viêm đường tiểu tiện.

Hay dùng tươi, xay với nước, lọc lấy dịch ép thêm đường để uống. Ngày dùng 30g - 40g. Ở Madagascar và Ấn Độ người ta dùng rau má để chữa hủi. Năm 1956 Boiteau và Ratsimamanga có thử dùng asiaticosid điều trị hủi và lao da; hiện nay asiaticosid dùng chủ yếu để làm thuốc chóng lành sẹo, các vết thương, vết mổ, chữa loét, bỏng, eczema dưới dạng thuốc bột, thuốc mỡ hoặc thuốc tiêm dưới da. Phòng bào chế Syntex của Pháp có biệt dược Madecassol dưới dạng viên chứa 10mg cao của rau má, dạng thuốc mỡ mỗi ống chứa 0,1g cao và ống tiêm mỗi ống chứa 20mg cao (cao có chuẩn độ). Thành phần hoạt chất trong cao có acid madecassic, acid asiatic và asiaticosid. Madecassol thuốc viên và thuốc tiêm được chỉ định trong các trường hợp rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch và các rối loạn làm chậm lên sẹo.

NGŨ GIA BÌ CHÂN CHIM

Hình 3.10. Cây Ngũ Gia Bì. Cortex Schefflerae octophyllae

Dược liệu là vỏ thân phơi khô hay sấy khô của cây Ngũ gia bì chân chim hay còn gọi tắt là cây chân chim - Schefflera octophylla (Lour) Harms, họ Nhân sâm - Araliaceae

1. Đặc điểm thực vật

Cây cao 2 - 8m, có lá mọc so le, lá kép hình chân vịt với 6 - 8 lá chét có dáng như chân chim do đó mà có tên gọi. Cuống lá dài 6 - 30cm. Lá chét nguyên, hình trứng thuôn dài, đầu nhọn dài 7-20 cm, rộng 3-6 cm. Cuống lá chét ngắn 1,5-3 cm. Cụm hoa chùm tán. Hoa nhỏ màu trắng, số cánh hoa và nhị bằng nhau, thường là 5. bao phấn hai ô, bầu hạ có 5-6 ô. Quả hình cầu, đường kính 3-4mm, khi chín có màu sẫm đen, trong chứa 6-8 hạt. Cây mọc hoang ở các rừng cây bụi hoặc đồi hoang.

2. Thànhphần hoá học

Vỏ thân: Tinh dầu (0,8%)

Các saponin nhóm ursan và olean. Lá:

3. Công dụng

Trong y học cổ truyền dùng để làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, chữa phong thấp. Thuốc bổ, giúp tiêu hoá.

Ngày dùng 12-20g.

NHÂN SÂM

Radix Ginseng

Rễ củ chế biến của cây nhân sâm - Panax ginseng C.A.Mey. họ nhân sâm-Araliaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ ba vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng 10cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm hợp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá dài 5 răng, 5 nhị. Bầu dưới, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường bằng ngón tay phân thành nhiều nhánh trông như hình người nên có tên là nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến 300-400g.

Cây nhỏ, cao 30-50cm có thể sống trên 50 năm. Cây mang ở ngọn một vòng 4-5 lá. Cuống lá dài. Lá kép chân vịt. Lá lúc đầu có 5 lá chét; hai lá chét ngoài nhỏ hơn các lá chét ở giữa. Mép lá có răng cưa. Cây trồng thì ra hoa vào năm thứ ba vào mùa hạ; từ điểm giữa của vòng lá nhô lên một trục cao chừng 10cm mang hoa màu trắng nhạt nhóm hợp thành tán đơn. Hoa đều 5 cánh, lá dài 5 răng, 5 nhị. Bầu dưới, 2 ô. Quả hạch, màu đỏ gần hình cầu. Rễ củ thường bằng ngón tay phân thành nhiều nhánh trông như hình người nên có tên là nhân sâm. Đôi khi có những củ sâm có kích thước rất lớn nặng đến 300-400g.

Hình 3.11. Cây Nhân Sâm - Panax ginseng C.A.Mey 1. Củ Nhân Sâm; 2. Sản phẩm Nhân Sâm

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 40)