Đặc điểm thực vật và phân bố của ong mật

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 147)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

1. Đặc điểm thực vật và phân bố của ong mật

Ong mật là loại côn trùng có tính hợp quần. Chúng sống thành từng đàn lớn, mỗi đàn có tới 25.000 – 50.000 con, có khi tới 100.000 con .

Trong mỗi đàn ong bao giờ cũng có 1 con ong chúa và nhiều ong thợ.

+ Ong chúa

Thân phía dưới hơi thuôn, dài hơn ong thợ gần 2 lần, nặng hơn 2,8 lần, hai cánh ngắn hơn thân của nó. Chức năng sinh học của ong chúa là sinh sản. Mỗi ngày ong chúa có thể đẻ 1 – 2000 trứng đã thụ tinh hoặc hơn nữa. Trong số trứng đó sẽ nở ra ấu trùng, tùy thuộc vào thành phần thức ăn mà ong thợ cung cấp, kích thước tổ mà ấu trùng này sẽ phát triển thành ong thợ hay ong chúa. Ong chúa đẻ trứng chưa thụ tinh sẽ nở ra ong đực. Ong chúa sống rất lâu 5 – 6 năm, có thể tới 8 năm. Khả năng sinh sản nhiều nhất ở năm thứ 1 - 3, sau đó giảm dần và khi ong chúa già thì đàn ong sinh chúa mới và ong thợ giết chúa già cũ. Ong chúa sau chuyến bay trăng mật thụ tinh xong sẽ về tổ, sinh sản, không ra khỏi tổ trừ khi chia đàn.

+ Ong thợ

Chiếm số lượng lớn nhất có khi tới ngàn con trong một đàn ong, chúng có thân hình ngắn hơn ong chúa, màu vàng óng, đôi cánh dài gần bằng thân.

Nhiệm vụ của ong thợ: Ong thợ 3 ngày tuổi có nhiệm vụ theo dõi tình trạng vệ sinh các lỗ tổ, dọn sạch các vách và lỗ tổ sau khi ong non vừa nở, ngày thứ 4 chúng cho ấu trùng ăn mọt hỗn hợp gồm mật ong, phấn hoa và bắt đầu những chuyến bay định hướng ra khỏi tổ.

Từ ngày thứ 7 tuyến hàm trên của ong thợ bắt đầu hình thành, tiết ra sữa chúa để nuôi ong chúa và ấu trùng non. Từ ngày thứ 12 – 18 khi tuyến sáp (ở nửa vòng bên sườn bụng cuối cùng) phát triển, tiết ra sáp, chúng tham gia xây dựng bánh tổ, canh gác, tiếp nhận mật hoa, duy trì sự ấm áp bên những lỗ tổ có trứng bằng thân nhiệt của mình. Ong thợ trông coi, sao cho thế hệ tương lai của mình phát triển bình thường và trong tổ luôn được thông gió. 15 -18 ngày tuổi ong thợ cũng bắt đầu bay đi thu phấn, dùng nước bọt thấm ướt, trộn với mật hoa và đặt vào các ô đựng phấn hoa thấm ướt bằng mật ong làm thức ăn dự trữ cho cả đàn ong. Ong thợ là ong cái có cơ quan sinh dục phát triển không toàn diện, do vậy bình thường chúng không đẻ trứng, chỉ khi nào chúa chết thì ong thợ đẻ trứng, trứng này chưa được thụ tinh do vậy sẽ nở ra ong đực.

Tuổi thọ của ong thợ. Mùa hè chúng chỉ sống 1- 2 tháng, mùa đông chúng sống lâu hơn 5 – 6 tháng.

+ Ong đực

Đến mùa sắp sinh ong chúa mới, trong đàn ong xuất hiện vài chục ong đực. Chúng có màu đen, to hơn ong thợ, ngắn hơn ong chúa, đôi cánh dài hơn mình nó. Ong đực chậm chạp, ăn cũng phải nhờ ong thợ bón.

Ong đực chỉ có một nhiệm vụ là thụ tinh cho ong chúa; chỉ có 1 con ong đực khỏe nhất đàn mới thụ tinh cho ong chúa. Trong dịch hoàn của ong đực chứa từ 10 – 20 triệu tinh trùng. Con ong đực nào sau khi thụ tinh cho ong chúa xong thì chết ngay. Số còn lại trong đàn cũng bị ong thợ đuổi đi hoặc giết chết. Cuộc đời của ong đực chỉ kéo dài gần 3 tháng trong một mùa hè.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)