Bộ phận dung, thu hái và chế biến

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 110)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Bộ phận dung, thu hái và chế biến

Lá sen (Folium Nenumbii) thu hái vào màu thu bỏ cuống, phơi khô (liên diệp). - Quả: thu hái lúc quả chín (liên thạch) bóc vỏ ngoài lấy hạt (liên nhục).

- Tâm sen (liên tâm): chồi mầm trong hạt sen. - Gương sen đã lấy quả (liên phòng) đem phơi khô. - Tua sen bỏ hạt gạo ở đầu phơi khô (liên tu). - Thân rễ gọi là ngó sen (hỗn ngẫu).

3. Thành phần hóa học

Lá Sen có alcaloid (0,77 – 0,84%), trong đó có nuciferin, nor- nuciferin, roemerin, anonain, liriodenin, pronociferin, o- norciferin, armepavin, N – nor – armepavin, metyl – corlaurin, nephrin, dehydroemerin, dehydronuciferin, dehydroanain, N – methylisocorlaurin. Trong đó nuciferin là alcaloid chính.

4. Tác dụng và công dụng

Alcaloid toàn phần trong lá sen có tác dụng an thần, hạ huyết áp nhẹ. Nuciferin ít độc, liều LD50 là 330mg/kg thể trọng chuột. Nuciferin có tác dụng tăng cường quá trình ức chế các tế bào thần kinh vùng vỏ não cảm giác, vận động và thể lưới thân não (tăng thành phần sóng chậm delta và giảm thành phần sóng nhanh beta) trên thỏ thí nghiệm, có tác dụng an thần và kéo dài giấc ngủ của pentobarbital lên chuột thí nghiệm.

Lá sen được dùng sắc uống chữa mất ngủ với liều 15 – 20g/ ngày. Lá sen kết hợp với một số vị dược liệu khác làm thuốc an thần. Tâm sen cũng chữa mất ngủ an thần, chứa di mộng tinh. Ngày dùng 4 – 10g dưới dạng thuốc hãm hay sắc uống.

DƯỢC LIỆU CHỨA ALCALOID CÓ NHÂN UNDOLMÃ TIỀN MÃ TIỀN

Có nhiều loài mã tiền, trong đó có cây mã tiền: Striychnos nux – vomica L. và một số loài mã tiền khác có chứa strychnin, thuộc họ mã tiền ( Loganiaceae).

Hình 6.21. Mã Tiền Striychnos nux – vomica L.

1. Đặc điểm thực vật

Cây gỗ, thân đứng cao 5 – 12m. Vỏ màu xám có lỗ bì, cành non có gai. Lá mọc đối, hình trứng đầu nhọn, mặt trên xanh bóng, có 5 gân hình cung nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình ngù mọc ở đầu cành. Hoa nhỏ hình ống màu vàng nhạt. Có 5 cánh hoa hàn liền thành một ống dài 1 – 1,2cm, nhị 5, dính ở phía trên ống tràng. Bầu hình trứng nhẵn. Quả thị, hình cầu, đường kính 3 – 5cm vỏ nhẵn bóng, khi chín có màu vàng cam, chứa 1 – 5 hạt hình đĩa dẹt như chiêc khuy áo đường kính 2 – 2,5cm, dày 4 – 5mm, một mặt lồi, một mặt lõm, có lông mượt màu xam bạc.

Mùa hoa tháng 3 – 4, màu quả tháng 5 – 8

Ngoài cây mã tiền ở nước ta còn có một số loài mã tiền dây leo thân gỗ khác: Mã tiền cành vuông.

Dây leo, thân gỗ gài 5 – 20m có móc xếp từng dôi môt, vỏ thân màu nâu. Cành non có 4 cạnh nhẵn. Lá hình mác, mọc đối màu xanh bóng, có 3 gân. Cụm hoa hình chùy mọc ở kẽ lá. Hoa mẫu 5, tràng màu vàng nhạt. Quả thịt hình cầu có đường kính 4 – 5cm, khi chín có màu vàng cam, có 1 – 6 hạt.

Cây đậu gió. Dây leo, thân gỗ dài 5 – 20m, dựa vào cây khác bằng móc đơn ở kẽ lá. Vỏ thân màu nâu hoặc xám nhạt, có nhiều lỗ bì. Cành tròn nhẵn, lá hình trứng hoặc thuôn, dài 6 – 17 cm rộng 3,5 – 7cm, đầu nhọn, hai mặt nhẵn có 3 gân tỏa từ gốc. Hoa mẫu 5, tràng màu trắng hoặc vàng nhạt. Quả hình cầu, khi chín có màu vàng nâu, có 4 – 10 hạt

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mã tiền – Strychnos nux – vomice L. Có nhiều ở Ấn Độ, Xrilanca, Malaixia, Thái Lan, Bắc Úc. Ở nước ta cho tới nay mới thấy mọc hoang ở vùng rừng núi và các tỉnh phía Nam.

- Các loài mã tiền khác được phân bố ở hầu khắp các tỉnh vùng núi nước ta: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị… Đặc biệt có nhiều ở các tình Tây Nguyên, Tây Ninh, Thuận Hải, Đồng Nai, Long An, Kiên Giang. Riêng loài Strychnos cathayensis Merr mới gặp ở tỉnh Quảng Ninh.

Thu hái: người ta thường thu hái hạt mã tiền từ những quả chín gặp gió rụng xuống làm hạt tung ra hoặc hạt do chim ăn quả bỏ lại hạt ngay dưới gốc cây. Hạt nhặt về được rửa sạch phơi khô.

Chế biến: trong y học cổ truyền chỉ sử dụng hạt mã tiền để chế biến (gọi là mã tiền chế). Có nhiều cách chế biến, sau đây giới thiệu một vài phương pháp chế biến thường dùng:

1. Ngâm hạt mã tiền trong nước vo gạo khoảng 36 giờ cho tới khi mềm, lấy ra cạo bỏ vỏ ngoài và mầm, thái mỏng, sấy khô, tẩm dầu vừng một đêm, sao vàng đậm (cho hết dầu), cho vào lọ kín.

2. Cho hạt mã tiền vào dầu vừng đun sôi cho tới khi hạt nổi lên thì vớt ra ngay (không để chậm hạt bị cháy đen). Thái nhỏ, sấy khô.

3. Ngâm hạt mã tiền vào nước vo gạo một ngày đêm, vớt ra rửa sạch cho vào nồi nấu với cam thảo trong 3 giờ (cứ 100g hạt cho 400ml nước và 20g cam thảo). Lấy dần ra bóc vỏ khi còn nóng và bỏ mãm, đun dầu vừng (300g) cho sôi, bỏ nhân vào khi thấy nổi lên thì vớt ra ngay, thái nhỏ 2 – 3ml sấy khô cho vào lọ kín.

Hạt (Semen Strychni) đã phơi hoặc sấy khô.

Hạt hình đĩa, dẹt, mép hơi lồi lên, đường kính 1,2 – 2,5cm, dày 4 – 8mm. Một số hạt hơi méo mó, cong, không đều. Màu xám nhạt, mặt bóng do có một lớp lông tơ mượt từ giữa mọc tỏa ra xung quanh. Giữa một mặt có một lỗ lồi nhỏ (rốn). Từ rốn có một đường hơi lồi (sống noãn) chạy đến một lỗ nhô lên ở mép hạt (lỗ noãn). Hạt gần như chỉ cấu tạo bởi nội nhũ sừng, rất cứng. Cây mầm rất nhỏ, nằm trong khoang giữa nội nhũ. Không mùi, vị rất đắng.

4. Thành phần hóa học

Hoạt chất trong hạt mã tiền Strychnos nux – vomica L. là alcaloid (2 – 5%), trong đó gần 5% là strychnin, phần còn lại là brucin, còn khoảng 2 – 3 % là các alcaloid khác như α - colubrin, β - colubrin, vomicin, novacin, pseudostrychnin…

Ngoài alcaloid, trong hạt còn có chất béo (4 – 5%), acid igasuric, acid loganic, stigmasterin, cycloarterol và một glycozit là loganin có nhiều trong quả.

Trong lá có khoảng 2% và trong vỏ thân có trên 8% alcaloid nhưng chủ yếu là brucin.

5. Tác dụng dược lý

Người ta cho tác dụng của mã tiền là do tác dụng của strychnin.

- Đối với hệ thần kinh trung ương và ngoại vi. Có tác dụng kích thích với liều nhỏ và liều cao gây co giật.

- Đối với tim và hệ tuần hoàn: có tác dụng tăng huyết áp do làm co mạch máu ngoại vi. Đối với dạ dày và hệ tiêu hóa. Tăng bài tiết dịch vị, kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên nếu dùng luôn sẽ gây rối loạn tiêu hóa, rối loạn co bóp dạ dày.

Độc tính: mã tiền rất độc. Khi bị ngộ độc có biều hiện ngáp, tăng tiết nước bọt, nôn mửa, sợ ánh sáng, mạch nhanh và yếu, chân tay cứng đờ, co giật nhẹ rồi đột nhiên có triệu chứng như uốn ván nặng với hiện tượng co cứng hàm, lồi mắt, đồng tử mở rộng, bắt thịt co thắt, gây khó thở, sau chết và liệt hô hấp

Điều trị ngộ độc mã tiền: chủ yếu là phòng tránh co giật và trợ giúp hô hấp. Nhiều thuốc có thể dùng để chống co giật như hít cloroform, uống cloral hydrat, nhưng tốt nhất là tiêm tĩnh mạch một barbiturat như phenobarbital hoặc Na amytal. Ngoài ra, lượng nhỏ thuốc kiểu như curar có thể dùng giảm cường độ co giật. Đồng thời thực hiện hô hấp nhân tạo hoặc thở oxy, Rửa dạ dày bằng dung dịch KMnO4 1/10000 hoặc dung dịch acid tannic 2% hoặc nước chè đặc.

6. Công dụng và liều dùng

Mã tiền được dùng làm nguyên liệu chiết xuất strychnin.

Strychnin thường dùng dưới dạng muối sulfat và nitriat để chữa tê liệt dây thần kinh, suy nhược cơ năng, liệt dương, dùng làm thuốc kích thích hành tủy trong các trường hợp giải phẫu não, giải độc thuốc ngủ barbituric.

Liều dùng: uống 0,001g/lần, 0,003g/24 giờ dưới dạng xiro, poxiô. Hoặc tiêm dưới da 0,001g/lần, 0,002g/24 giờ.

- Mã tiên chưa chế biến chỉ dùng ngòai làm thuốc xoa bóp chữa nhức mỏi tay chân do thấp khớp, đau dây thần kinh, dùng dạng cồn thuốc, dùng riêng hoặc thường phối hợp với ô dầu, phụ tử.

- Mã tiền đã chế biến theo y học cổ truyền được dùng chữa đau nhức, sưng khớp, tiêu hóa kém, suy nhược thần kinh, bại liệt, liệt nửa người, chó dại cắn.

Liều uống tối đa: 0,10g/ lần; và 0,30g/24giờ. Dùng riêng hoặc phối hợp với những vị thuốc khác. Trẻ em dưới 3 tuổi không được dùng. Từ 3 tuổi trở lên dùng 0,005g cho mỗi tuổi.

Viên Hydan có mã tiền chế, hy thiêm, ngũ gia bì dùng chữa thấp khớp.

HOÀNG NÀN

Tên khao học của cây hoàng nàn: Strychnos wallichiana Steud. ex.DC (= Strychnos gaulthierana Pierre), họ mã tièn – Loganiaceae

Hoàng nàn còn gọi là vỏ dãn, vỏ noãn, mã tiền quế

Hinh 6.22. Cây Hoàng Nàn: Strychnos wallichiana Steud.

1. Đặc điểm thực vật

Hoàng nàn là một cây leo, thân gõ, đơn độc hoặc phân nhánh, cành có tua cuống và móc cứng như sừng. Vỏ thân xám có những nốt sần sùi màu nâu đỏ, lá mọc đối nhẵn, có 3 gân nhô lên ở mặt chính dưới lá. Hoa không cuống, mọc thành chùy dạng ngù ở đầu cành. phủ lông màu hung nâu. Quả mọng, hình cầu, đường kính 4 – 5cm, vỏ quả cứng, dễ vỡ. Hạt nhiều, hình cúc áo, dày 18mm, đường kính 22mm, có lông mượt vàng ánh bạc.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)