Đặc điểm và phân bố hươu na

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 152)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

1. Đặc điểm và phân bố hươu na

1. Hươu sao (Cervus nippon Temminek). Lớp có vú, bộ nhai lại, họ hươu (Cervidea). Hươu sao thường 1m, dài từ 0,90 – 1,2m. Hươu đực cao hơn hươu cái. Trọng lượng thường từ 45 – 70kg. Con đực nặng hơn con cái. Hai bên thân có nhiều sao trắng, nên gọi là hươu sao. Bụng trắng nhạt. Hươu sao mang thai từ 210 – 244 ngày. Thường sinh đẻ từ tháng 1- 8. Mỗi lứa đẻ 1 con. Có thể mỗi năm đẻ 1 con. Hươu sao đực 2 tuổi mọc cặp sừng đầu tiên, không phân nhánh dài 15 - 20cm, hươu đực từ 3 tuổi trở lên có cặp sừng 4 mấu, hàng năm có thể thay sừng. Sau khi rụng sừng già 4-5 ngày, ở chân của sừng cũ hình thành một lớp váng mỏng phủ kín bề mặt rụng, sau đó mọc thành sừng non dài từ 3 - 10cm, rất mềm, mỏng, màu dỏ gọi là “quả đào” hay “trái mơ”. Sau khi mọc 10–12 ngày “quả đào” phân đôi: một phần là nhánh trán, một phần nguyên liệu là thân sừng. Sau 44 – 50 ngày kể từ khi mọc, thân sừng dài 20 - 25cm phình to và phân nhánh lần thứ 2, sừng non hay gọi là nhung. Sau 52 -53 ngày (kể từ khi mọc) chỗ phân nhánh lần thứ 2 gọi là nhung yên ngựa (có hình yên ngựa). Sau 4 – 4,5 tháng hươu đực có cặp sừng mới hoàn chỉnh và rắn chắc gọi là gạc. Tuổi thọ của hươu sao khoảng 15 - 18 năm. Mùa thu hái nhung từ tháng 2 – 3.

2. Nai (Cervus unicolor Cuv). Lớp có vú, bộ nhai lại, họ Cervid

Nai to và mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, màu xám hoặc màu nâu, không có đốm. Trọng lượng của nai từ 110 – 200kg. Nai có lông màu đen gọi là nai đen. Mỗi năm nai đẻ 1 lứa, 1 con.

Cũng như hươu, khi nai 2 tuổi mọc cặp sừng đầu tiên là sừng “chìa vôi”, không phân nhánh, hàng năm đều thay sừng. Sừng rụng từ tháng 4 – 7. Sau 7 ngày kể từ khi sừng rụng, mọc lên sừng mới hình trứng mọng, bên ngoài có lớp da màu đen, có lông tơ bóng mượt gọi là nhung. Hai tuần lễ sau khi mọc nhung phân nhánh lần thứ nhất và 50 - 60 ngày sau thì phân

nhánh lần thứ 2. Sau khi mọc 3 thánh hình thành cặp sừng mới. Sừng mọc 4 – 4,5 tháng có màu trắng ngà là gạc.

Hươu sao phân bố rộng rãi ở nước ta, chúng có ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái nguyên, Bắc Cạn, Lào Cai, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên…

Ngày nay hươu sao gần như bị tiêu diệt. Nhưng mấy chục năm lại đây nhiều gia đình nuôi. Trại nuôi hươu Hương Khê (Hà Tĩnh), vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), công viên Thủ Lệ (Hà Nội) cũng nuôi hươu.

Nai thường gặp ở các vùng núi trung du, ở các đảo phía đông bắc bắc bộ, chủ yếu ở rừng lá rộng, rừng có suối và vùng lầy nhỏ. Nai không sống ở rừng rậm, mà sống tương đối định cư. 2. Bộ phận dùng

Nhung hươu, nai (lộc nhung):

Nhung là sừng non của hươu hay nai đã làm khô, mặt ngoài phủ đầy lông tơ. Chất mềm có thể thái được, mùi hơi tanh, vị hơi mặn.

Nhung hươu sao có đường kính mặt cắt khoảng 2 –5cm, da nâu vàng đến vàng hồng, lông tơ màu tro sáng đến tro sẫm. Trọng lượng từ 80 – 200g có thể có 1 – 2 nhánh.

Nhung nai:

Nhung nai có thể phân 1 nhánh, đầu thân sừng hình quả mơ hay yên ngựa. Thân sừng dài 20 -45cm, da nâu đen đến đen, lông tơ màu đen. Nặng 200 – 600g.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)