Công dụng và dạng dùng

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 39)

Thuốc chữa ho. Lìều dùng mỗi lẫn 2g, ngày 6g dưới dạng thuốc sắc. Nếu cao lỏng thì dùng mỗi lần 0,5-2ml.

Có thể chế dưới dạng siro: rễ viễn chí tán nhỏ 10g, nước cất 150ml.

Hãm viễn chí với nước sôi trong 8 giờ. Gạn, lọc rồi thêm đường theo tỷ lệ siro pha nguội. Trong y học cổ truyền, viễn chí được chế biến dưới hai dạng:7

1. Chích viễn chí đã đun với nước cam thảo đến cạn rồi phơi khô (1kg viễn chí cần 6g cam thảo).

2. Mật viễn chí đã được sao với mật ong (1kg viễn chí cần 200g mật ong)

- Ngoài công dụng chữa ho, trong y học dân tộc cổ truyền còn sử dụng viễn chí phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị thần kinh suy nhược, hay quên, hay sợ hãi.

CÁT CÁNHRaxdix Raxdix

Hình 3.6 Cát Cánh (Raxdix....)

Dược liệu là rễ của cây cát cánh - Platycodon grandiflorum (Jacq)A. DC họ hoa chuông - Campanulaceae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo sống dai, thân cao 50-80cm. Lá gần như không cuống mọc đối hoặc vòng 3-4 chiếc, phiến lá hình trứng dài 3-6cm rộng 1-2,5cm, mép có răng cưa to. Lá phía ngọn nhỏ, có khi mọc so le. Hoa mọc riêng lẻ hoặc thành chùm thưa. Đài màu xanh hình chuông rộng. Tràng hình chuồng màu lơ nhạt. Quả hình trứng ngược. Mọc hoang và trồng ở Trung Quốc,

Liên Xô cũ. Năm 1960 bộ môn dược liệu trường Đại học dược Hà Nội đã nhập hạt giống của nước ngoài thấy cây mọc tốt, thích nghi tốt, thích nghi được với khí hậu nước ta nhưng chưa trồng ở quy mô lớn. Hiện nay ta còn phải nhập.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 39)