Đặc điểm thực vật chi Smila

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 47)

Cây bụi leo, thân rễ có thể phình to, lá mọc so le, có 3-7 gân hình cung nổi rõ xuất phát từ gốc lên đến đỉnh lá. Đặc biệt mỗi cuống lá có mang 2 tua cuốn do lá kèm biến đổi. Hoa nhỏ, đơn tính khác gốc, hợp thành cụm hoa hình tán, mỗi hoa có 3 lá đài, 3 cánh hoa, 6 nhị đính vào gốc cánh hoa. Bầu 3 ô, mỗi ô có 1-2 noãn, vòi ngắn, núm chia 3. Quả mọng hình cầu.

2. Thành phần hoá học

Thân rễ các loại smilax thường có tinh bột, giàu các chất vô cơ. Thành phần đáng chú ý là các saponosid steroid:

3. Công dụng

Y học dân tộc cổ truyền dùng vị thổ phục linh để chữa thấp khớp, đau xương, thuốc bổ gân cốt, thuốc lợi tiểu, tẩy độc cơ thể, chữa mụn nhọt, lở ngứa, chữa giang mai. Liều dùng 10-20g hoặc có thể cao hơn dưới dạng thuốc sắc.

Ở Phương Tây, những vị thuốc Smilax do người Tây Ban Nha đưa vào Châu Âu vào thế kỷ XVI. Họ cũng dùng tương tự như Á Đông: chữa thấp khớp, một số bệnh ngoài da, chữa giang mai, tẩy độc cơ thể, giúp cho sự hấp thu các thuốc khác. Ở Mỹ, Smilax còn dùng để chế các loại nước uống không chứa rượu.

MẠCH MÔN

Radix Ophiopogonis

Mạch môn là rễ củ phơi hay sấy khô của mạch môn -Ophiopogon japonicus (L.f) Ker. Gawl, họ Hoàng tinh- Convallariaceae. Mạch môn đã được ghi vào Dược điển Việt Nam.

Hình 3.16. Mạch Môn Radix Ophiopogonis

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo cao 10-40cm. Lá mọc từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt. Hoa màu lơ nhạt mọc thành chùm, quả mọng màu tím. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi. Cây được trồng một số tỉnh ở miền Bắc. Đôi khi gặp mọc hoang.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)