Tác dụng dược lý và công dụng

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 141)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

5.Tác dụng dược lý và công dụng

Quế là vị dược liệu quý dùng cả trong Tây y và Đông y. Quế có tác dụng kích thích tiêu hóa, trợ hô hấp và tuần hoàn, tăng sự bài tiết, co mạch, tăng nhu động ruột và co bóp tử cung. Theo những nghiên cứu mới, quế còn có tác dụng chống khối u, chống xơ vữa động mạch vành, chống oxy hóa. Trong Tây y dùng dưới dạng cồn thuốc, rượu thuốc, rượu mùi.

- Quế còn sử dụng rất nhiều để làm gia vị. Một mặt do mùi vị quế kích thích ăn ngon, kích thích tiêu hóa, mặt khác còn do quế có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm, bảo vệ thức ăn khỏi thiu thối. Ở nồng độ 1% bột quế có tác dụng ức chế sự phát triển của Aspergilus flavus và nồng độ 0,25-0,5% ức chế sự tạo thành độc tố aflatoxin.

Đông y xếp quế vào vị thuốc bổ. Tính vị: ngọt cay, đại nhiệt. Tác dụng vào cả 5 kinh: tâm, phế, thận, can, tỳ. Có tác dụng bổ mệnh môn hỏa, thông huyết mạch trừ hàn tích. Dùng để hồi dương cứu nghịch, mệnh môn hỏa suy, tạng phủ lạnh, tiêu hóa kém, đau đầy bụng.

Trong Đông y còn dùng quế chi để chữa cảm lạnh không ra mồ hôi, tê thấp, chân tay đau buốt.

Tinh dầu quế có tác dụng sát khuẩn, kích thích tiêu hóa, kích thích hệ thống thần kinh là dẽ thở và tuần hoàn lưu thông, kích thích nhu động ruột, được dùng phối hợp với các vị thuốc khác dưới dạng rượu thuốc, cồn ngọt và dạng dầu cao xoa.

Lá chứa 0,75% tinh dầu. Thành phần chính của tinh dầu quế là eugenol 70 – 90%. Lá quế Srilanka có thể coi là nguồn nguyên liệu cung cấp eugenol.

- Về sử dụng; vỏ quế Srilanka rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, chủ yếu để làm gia vị. Tinh dầu vỏ quế được cất từ dư phẩm khi chế biến vỏ quế.

CHƯƠNG 8

DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰA

Tên giảng viên: Phan Văn Chinh: Giảng viên chính. Tiến sỹ, Bác sỹ Thú y. Khoa Chăn Nuôi Thú y. Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế

Mục tiêu của chương:

Sau khi học chương Dược liệu chứa chất nhựa, sinh viên phải biết được:

Định nghĩa về nhựa, phân loại thành phần hóa học, phân bố trong tự nhiên, chiết xuất, công dụng

Số tiết: 1 tiết Hình: 1 Bảng: 0

Tóm tắt nôi dung chương:

1.Phát biểu được phân loại chất nhựa, mỗi loại cho một ví dụ điển hình.

2. Trình bày được 2 dược liệu chứa chất nhựa Cánh Kiến Trắng và Cánh Kiến Đỏ (như yêu cầu đối với một dược liệu Thú y cụ thể).

Câu hỏi ôn tập chương:

1. Đặc điểm thực vật và phân bố của Cánh Kiến ? 2. Thành phần hóa học của Cánh Kiến?

4. Bộ phận dùng và công dụng của nó? Tài liệu sinh viên cần tham khảo: 1. GS TS. Đỗ Tất Lợi 1992

- "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" NXBKHKT. - Tinh dầu Việt Nam 1985 NXB Y học.

2. Vũ Ngọc Lộ 1996. Những cây tinh dầu Việt Nam. NXBKHKT Hà Nội.

3. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 2001.Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Tập I.

4. Viện sinh thái tài nguyên sinh vật 1986-1995. Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa học.

Giải thích thuật ngữ: khái niệm "Chất nhựa" Là một chất vô định hình trắng đục hoặc trong suốt, cứng hay đặc ở nhiệt độ bình thường, mềm khi đun nóng, không tan trong nước, tan trong alcol, tan ít hặc nhiều trong các dung môi hữu cơ, không lôicuốn được theo hơi nước.

DƯỢC LIỆU CHỨA CHẤT NHỰACÁNH KIẾN TRẮNG CÁNH KIẾN TRẮNG

Tên khoa học: Styrax sp. Họ bồ đề - Styracaceae.

Hình 8.1 Cây cánh kiến trắng 1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây gỗ lớn cao khoảng 20m, vỏ xám, láng, cánh tròn, màu nâu, mặt trước có lông sau nhẵn, lám sọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác, mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt dưới.

Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5 thùy xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài tồn tại.

Mọc trong rừng vùng trung du nhất là các nương rẫy các tỉnh Hòa Bình, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phú, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Bộ phận dùng

Nhựa – Benzoinum

Nhựa thông để khô lấy ở thân. Nhựa thu hoạch vào lúc cây 10 tuổi, đường kính 20 – 25cm. Nên chích nhựa vào lúc cây ra hoa. Các mạch nhựa được hình thành ở trong vùng gỗ mới ngay sau tượng tầng, các ống nhựa được xếp song song, kéo dài dọc thân cây. Nhựa là những cục rời nhau, màu trắng, vàng nhạt hoặc đỏ nhạt, đục, dễ bẻ, vạch móng tay được. Vết bẻ trông như sáp, màu trắng nhạt, để lâu trở thành nâu, có mùi vani đặc biệt. Vị dịu sau cay và hăng.

Nhựa gần như không tan trong nước, tan một phần trong ether, tan hoàn toàn trong cồn.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 141)