Trồng trọt và khai thác

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 132)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2. Trồng trọt và khai thác

Trồng long não bằng quả, quả được thu hoạch từ cây có độ tuổi 50, gieo trong vườm ươm. Khi cây cao khoảng 50 – 70cm thì đem trồng. Một ha có thể trồng từ 2000 – 3000 cây.

Thường khai thác gỗ những cây đã già 9 đên 25 tuổi). Lá có thể khai thác quanh năm.

3. Bộ phận dùng

Gỗ và lá dùng để cất tinh dầu. Ở Nhật Bản và Đài Loan người ta cất tinh dầu từ gỗ. Ở Ấn Độ lại khai thác từ lá.

- Camthor và các thành phần khác.

4. Thành phần hóa học

Camphor và tinh dầu:

Gỗ của cây long não trưởng thành có chứa 4,4% tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là camphor (64,1%), ngoài ra còn có cineol, terpineol, safrol, nerolidol.

Hàm lượng tinh dầu trong gỗ giảm dần từ gốc lên ngọn.

Lá có chứa 1,3% tinh dầu, trong đó camphor chiếm 81,5%, ngoài ra cineol (4,9%).

5. Công dụng

Gỗ và lá long não được dùng để cất tinh dầu cung cấp camphor thiên nhiên.

Camphor có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, kích thích tim và hệ thống hô hấp, dùng làm thuốc hồi sức cho tim trong trường hợp cấp cứu. Ngoài ra còn dùng làm thuốc sát khuẩn đường hô dấp. Dùng ngoài xoa bóp chữa vết sưng đau, gây xung huyết. Tinh dầu long não được dùng để chế dầu cao xoa bóp.

Cây long não còn là cây bóng mát, có tán rộng, lá xanh tốt quanh năm, ngoài ra lá có khả năng hấp thụ các ion kim loại nặng (như chì) làm sạch môi trường. Lá cây long não có thể khai thác quanh năm là nguồn nguyên liệu dầu camphor, linalol và cineol.

SA NHÂN

Tên khoa học: Amomum sp. Họ Gừng – Zingiberaceae.

Hình 7.11. Sa Nhân (Amomum sp)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo, cao 0,5 – 1,5m, trông hơi giống cây riềng, nhưng thân rễ không thành củ mà mọc bò ngang, chằng chịt như mạng lưới, lá xanh, nhẵn bóng, có bẹ, không cuống, mọc so le. Ở mép giữa bẹ lá và phiến lá có một lưỡi lá nhỏ dài 0,2 – 0,5cm, riêng loài A.nogiligulare thì dài hơn (3 – 5cm). Hoa màu trắng, mọc thành chùm ở sát gốc. Quả nang 3 ô, có gai mềm. Khi chín có màu nâu hồng hoặc màu xanh lục. Hạt màu nâu sẫm, hình khối đa diện có mùi thơm của camthor.

Mùa ra hoa tháng 5 – 6. Mùa quả chín tháng 7 – 8.

Mọc hoang và được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc; Sơn La, Phú Thọ, Bắc Cạn. Cây sa nhân thường ưa mọc dưới tầng cây râm mát, dọc theo bờ suối.

2. Trồng trọt và thu hái

Trồng sa nhân bằng các gốc đã cắt ngọn.

Thu hoạch vào tháng 7 – 8 khi vỏ quả có màu vàng sẫm.

3. Bộ phận dùng

Quả gần chín, được bóc vỏ và phơi khô – Fructus amomi. - Tinh dầu – Oleum Amomi.

Quả sa nhân là một khối hạt hình bầu dục hay hình trứng dài 0,8 – 1,5cm, đường kính 0,6 – 1cm, màu nâu nhạt hay nâu sẫm, có 3 vách ngăn, mỗi ngăn chứa 7-16 hạt. Hạt có áo mỏng trrắng mờ. Hạt cứng, nâu sẫm, hình khối đa diện, nhăn nheo. Mùi thơm, vị cay.

4. Thành phần hóa học

Hạt có chứa tinh dầu; 1,9 – 2%. Trong hạt còn có chứa chất béo.

- Tinh dầu sa nhân là chất lỏng không màu, mùi thơm hắc, vị nồng và đắng.

5. Công dụng

Sa nhân dùng để chữa ăn không tiêu, đầy hơi, nôn mửa, an thai.

Tính vị: cay, ấm, tác dụng vào kinh tỳ, thận và vị. Có tác dụng ôn trung, hành khí, hòa vị, làm cho tiêu hóa dễ dàng.

Ngoài ra sa nhân còn làm tăng tính ấm của các vị thuốc (chế thục địa.) Dùng làm gia vị, pha chế rượu mùi.

Tinh dầu sa nhân dùng làm dầu cao xoa bóp.

TRÀM

Tên khoa học: Melaleuca neucadendron L. Họ sim: myrtaceae.

Hình 7.12. Tràm (Melaleuca neucadendron L)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây gỗ cao 2-3m, có loại thấp hơn, vỏ màu trắng dễ róc. Lá mọc so le, phiến lá dày, gân hình cung. Lá non và ngọn non có lông dày màu trắng. Hoa nhỏ màu vàng ngà, mọc thành bông ở đầu cành. Khi hoa kết quả, cành mang hoa lại ra lá non ở ngọn. Quả nang, tròn, chứa nhiều hạt.

Tràm mọc nhiều ở vùng đồi núi và đầm lầy của nhiều nước Đông Nam Á: Việt Nam, Philipn, Miến Điện, Malayxia, Indonesia, Campuchia.

Ở Việt Nam, tràm mọc ở cả 2 miền Bắc và Nam nhưng tập trung nhiều ở các tỉnh phía Nam; Quảng Bình, Long An, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Minh Hải.

2. Trồng trọt và khai thác

Tràm trồng bằng hạt, tràm có khả năng tái sinh cao, sau khi đốn tỉa hoặc thậm chí cháy rừng có thể ra chồi 95 – 100%. Sau 3 – 5 tháng đốn tỉa, có thể khai thác để cất tinh dầu. Khai thác quanh năm nhưng vào mùa mưa hàm lượng tinh dầu thấp hơn màu khô.

3. Bộ phận dùng

Cành mang lá – Ramulus cum folio Melaleucae. - Tinh dầu – Oleum Cajeputi.

4. Thành phần hóa học

Lá có chứa tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu thay đổi tùy theo từng vùng và theo mùa ở các tỉnh miền Trung.

Tinh dầu tràm là chất lỏng màu vàng nhạt, mùi dễ chịu, Thành phần chính là cineol. Ngoài ra trong tinh dầu còn chứa một hàm lượng đáng kể linalol (2 – 5%) và terpineol (6 – 11%).

5. Công dụng

Lá tràm (ngọn mang lá) được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa cảm phong hàn, tiêu hóa kém, ho có đờm.

- Tinh dầu tràm và cineol có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp, kích thích trung tâm hô hấp, chữa viêm nhiễm đường hô hấp. Có khoảng hơn 200 chế phẩm có cineol. Tinh dầu tràm còn có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết thương, chữa bỏng, làm chóng lành da. Từ nước cốt tinh dầu khi đã loại cineol đã chiết xuất được linalol và terpineol. Terpineol có tác dụng kháng khuẩn mạnh

BẠCH ĐÀN

Tên khoa học: Eucalyptus sp. Họ Sim – Myrtaceaae.

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây gỗ, cao 20 – 25m, vỏ mềm bong thành mảng. Lá non hình trứng, không cuống, mọc đối ở những đôi lá đầu. Lá già mọc so le, cong lưỡi liềm. Bạch đàn liễu có lá hẹp và dài. Hoa mọc ở ké lá. Quả nang hình chén hoặc hình trứng trong có chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu.

Bạch đàn được trồng để phủ xanh đồi trọc ở các vùng núi và trung du hoặc để cải tạo đầm lầy. Tuy nhiên ở những đồi trồng bạch đàn thuần chủng, đất đai bị nghèo kiệt, làm nghèo thảm thực vật khác, dễ gây sói mòn.

2. Trồng trọt và khai thác

Bạch đàn trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, sau 5 – 7 tháng tuổi có thể đem trồng. Sang năm thứ hai có thể khai thác lá. Ở nhiều nước trên thế giới việc khai thác tinh dầu thường được thực hiện khi đốn cây lấy gỗ. Phần lá được sử dụng cất tinh dầu. Sản lượng tinh dầu bạch đàn hàng năm trên thế giới là 1600 – 1700 tấn.

3. Bộ phận dùng

- Lá – Folium Eucalipti - Tinh dầu – Oleum Eucalypti - Eucalyptol (cineol)

4. Thành phần hóa học

Lá có tinh dầu: 1,3 – 2,25% (E.camaldulensis) và 1,40 – 2,60% (E. exserta).

5. Công dụng

Lá: có thể dùng lá bạch đàn trắng hoặc bạch đàn liều để thay thế lá bạch đàn xanh (E.globulus) là loại được sử dụng từ lâu đời ở các nước Châu Âu. Dạng dùng: thuốc hãm, thuốc xông, hoặc pha chế thành các dạng bào chế như xiro, cồn lá bạch đàn, dùng để chữa ho, sát khuẩn đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho, hen…

- Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Tuy nhiên, đến nay bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở quy mô công nghiệp như tràm. Còn ở phạm vi nghiên cứu thăm dò và đề xuất.

DẦU GIUN

Tên khoa học: Chenopodium amprosioiodes L. Họ rau muối – Chenopodiaceae.

Hình 7.14. Cây Dầu Giun (Chenopodium amprosioiodes L)

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây cỏ, sồng hành năm, cao 0,5 – 1m, thân có khái dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, khía răng không đều. Hoa nhỏ, tập trung ở kẽ lá. Quả hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Toàn cây có mùi hắc đặc biệt.

Cây mọc hoang ở khắp nơi miền đồng bằng và ven các triền sông miền trung du và miền núi các tỉnh phía Bắc, vùng Tây Nguyên, Đà Lạt. Ngoài ra còn được phân bố ở các nước Châu Âu, Châu Á, Bắc Mỹ.

2. Trồng trọt và thu hái

Trồng dầu giun bằng hạt. Gieo vào tháng 11 dến tháng 1 lúc có mưa phùn nhiều .

Thu hái vào tháng 5 – 6 khi quả cây chín khoảng 50 – 70%. Trong trường hợp tránh lũ lụt có thể thu hái sớm hơn, lúc quả chín 30%. Chỉ cất cành mang hoa và quả. Nếu trồng thì có thể chủ động 2 đợt: gieo tháng 12, thu hoạch vào tháng 4.

3. Bộ phận dùng

Tinh dầu – Oleum Chenopodii: cành mang lá, hoa và quả dùng để cất tinh dầu. Thu hái vào tháng 5 – 6 là tốt nhất và vào thời điểm này cây cho tinh dầu và hàm lượng ascarridol cao. Có thể cất cây tươi hoặc cây đã phơi héo hoặc phơi khô. Cần thu hái vào ngày nắng khô ráo, tránh ngày mưa. Tinh dầu dẽ bị phá hủy khi chưng cất, vì vậy thời gian cất 1 mẻ là 25 – 30 phút kể từ khi nước bắt đầu sôi trong nồi cất. Hiệu suất toàn cây là 0,30 – 0,40%. Cao nhất ở hạt ( 0,65 – 1%), lá (0,35%).

4. Thành phần hóa học

Cành mang lá, hoa và quả có chứa 2% tinh dầu (tính trên trọng lượng thu tuyệt đối). - Tinh dầu giun là chất lỏng màu vàng nhạt, Thành phần chính có tác dụng quyết định gía trị của tinh dầu là ascarridol (65 – 73%).

5. Công dụng

Ascaridol có tác dụng lên giun đũa và giun kim. Liều dùng 1ml tinh dầu pha trong 30ml dầu thầu dầu hoặc dùng dạng viên nang 0,33ml/lit nang, ngày 3 nang. Sau đó nên uống 1 liều thuốc tẩy (magnesi sulfat). Tinh dầu giun độc, không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi không dùng cho phụ nữ có thai, người có bệnh gan, bệnh thận.

Liều dùng trẻ em dưới dạng giọt, tùy theo tuổi.

NHỮNG DƯỢC LIỆU CÓ CHỨA TINH DÀU CÓ THÀNH PHẦN CHÍNH LÀ CÁC DẪN CHẤT SESQUITERPEN DẪN CHẤT SESQUITERPEN

GỪNG

Tên khoa học: Zingiper officinale Rose. Họ gừng – Zingiberaceae.

Hình7.15. Gừng (Zingiper officinale Rose).

1. Đặc điểm thực vật và phân bố

Cây thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m. Lá mọc so le, không cuống, hình mác dài, có mùi thơm. Trục hoa xuất phát từ gốc dài khoảng 20cm. Hoa màu vàng. Thân rễ mập, phồng lên thành củ.

Gừng được trồng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ và Úc.

2. Trồng trọt và thu hoạch

Gừng được trồng bằng các nhánh cuả thân rễ có mang mầm. Trồng vào mùa xuân, màu thu, cây sẽ ra hoa va thu hoạch khi cây bắt đầu lụi.

3. Bộ phận dùng

- Gừng tươi. - Gừng khô.

- Tinh dầu gừng – Oleum Zingiberis - Nhựa dầu gừng.

4. Thành phần hóa học

Gừng chứa tinh dầu (2-3%), nhựa dầu (4,2 – 6,5%), chất béo (3%) và chất cay: Zingerol, zingeron, shagaol…

Tinh dầu gừng có mùi đặc trưng nhưng không có các chất cay.

5. Công dụng

Gừng tươi được sử dụng như một gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế biến các sản phẩm gừng mặn, mứt gừng và gừng đông khô. Gừng đông khô dùng làm chè gừng.

- Gừng khô dùng để chế biến gia vị (bột Cary), dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế đồ uống.

- Tinh dầu dùng làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ đồ uống, thường cho vào nhựa dầu gừng để làm giảm độ cay của nhựa dầu.

Nhựa dầu được dùng làm chất thơm và cay trong kỹ nghệ thực phẩm, pha chế đồ uống. Trong Y học cổ truyền gừng tươi được gọi là sinh khương là vị thuốc tân ôn giải biểu, tác dụng vào kinh phế, vị, tỳ, có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, làm ẩm dạ dày trong trường hợp bụng đầy trướng, không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra còn có tác dụng hóa đờm, chỉ ho, lợi tiểu, giải độc, khử khuẩn.

Gừng khô được gọi là can khương, vị cay, tính ấm, tác dụng vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, có tác dụng ôn trùng hồi dương, ôn trung chỉ tả, chỉ nôn, trong trường hợp tỳ vị hư hàn, chân tay lạnh, đau bụng đi ngoài. Can khương tồn tính có tác dụng ám vị, chỉ huyết trong các trường hợp xuất huyết do hư hàn.

HOẮC HƯƠNG

Tên khoa học: Pogostemol cablin (Blanco) Benth. Họ hoa môi. Lamiaceae.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)