Công dụng và liêu dung + Mật ong

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 150)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

7.Công dụng và liêu dung + Mật ong

+ Mật ong

Mật ong làm vết thương mau lên da non: dùng mật ong và mỡ có mật ong để điều trị vết thương, kết quả vết thương mau lành.

Nhân dân ta dùng mật ong tốt chữa các vết bỏng làm cho vết bỏng mau lành và chóng lên da non.

- Mật ong làm giảm độ acid của dịch vị, làm cho độ acid trở lại bình thường, làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Mật ong có tác dụng chống viêm giác mạc. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn.

Mật ong bảo quản lâu không bị mốc. Nó có tác dụng chống thối rữa, chống vi khuẩn đường ruôt. Vi khuẩn ỉa chảy, chữa thương hàn, phó thương hàn, làm lành các vết thương, lỗ rò nhiễm khuẩn.

7. Công dụng và liêu dung+ Mật ong + Mật ong

Ong mật cho loài người các sản phẩm có giá trị chữa bệnh tuyệt vời do vậy người ta viết; “Con ong là dược sĩ có cánh”. Chúng cho ta mật làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em. Dùng mật omg nhiều da dẻ hồng hào, kéo dài tuổi thọ.

Liều dùng từ 20 – 100g hay hơn nữa. Dùng như vậy hàng ngày sức khỏe của bệnh nhân lao ngày càng tăng lên, thể trạng tốt hơn.

Mật ong làm giảm độ acid và acid của dạ dày trở lại bình thường, chữa bệnh đường ruột, các triệu chứng đau, khó chịu của dạ dày ruột. Glucose trong mật ong là chất dinh dưỡng tốt cho tế bào mô và tăng glicogen trong gan.

Mật ong dùng để chữa viêm họng, chữa các vết thương, vết loét và có tác dụng với bệnh thần kinh, tâm thần.

Mật ong dùng làm tá dược thuốc viên. Liều dùng từ 20 – 100g hay hơn nữa.

+ Sữa ong chúa

Sữa ong chúa là một sản phẩm đặc biệt do vậy dùng cho người già yếu, suy nhược toàn thân, thiếu máu, bệnh nhân lao, một số bệnh thần kinh, huyết áp thấp, sơ vữa động mạch, tổn thương động mạch, phụ nữ sau khi sinh bị bằng huýết nhất là ít sữa và dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng, kém thông minh, chậm lớn.

Dạng dùng: viên sữa ong chúa chứa: 0,07g và 0,03g

+ Phấn hoa

Phấn hoa là một dược liệu quý được dùng làm thuốc bổ. Chữa bệnh viêm đại tràng mạn tính, dùng cho trẻ em thiếu máu, khi dùng phấn hoa thì hồng cầu và hemoglobin tăng nhanh. Người ta còn dùng cho bệnh nhân cao huýết áp, bệnh thần kinh và hệ nội tiết, dùng khi bị bệnh ở tuyến tiền liệt và các bệnh u tuyến, có tác dụng chống lão hóa. Hiện nay có sản xuất cốm phấn hoa.

Chống chỉ định: không dùng cho người bị dị ứng với phấn hoa.

+ Nọc ong

Dùng nọc ong khi mắc các bệnh xương thấp khớp, viêm dây thần kinh, đau dây thần kinh, các bệnh eczema ngoài da, bệnh cao huyết áp và mắt.

Trong Y học người ta đã dùng dung dịch nọc ong (Apitoxin) trong nước hay trong dầu.

Biệt dược: Venapiolin là chế phẩm của nọc ong trong nước hay trong dầu hạt mơ; 3 – 5 ngày đầu tiêm dưới da 1 ngày 1 ống, sau dó 1, 2, 3, ngày tiêm 1 lần.

Khi nhạy cảm quả với nọc ong thì cách nhau 5 ngày tiêm 1 lần, những ngày đầu tiêm 0,5ml. Khi hết kích ứng thì 2 ngày tiêm 0,75ml, 3 ngày tiêm 1ml, 4 ngày tiêm 1,5ml.

Một đợt điều trị có thể từ 15-20 ngày, trường hợp đặc biệt có thể tiêm 30 lần. Sau đợt điều trị cho nghỉ từ 1 - 2 tháng.

Những chế phẩm gồm nọc ong, nọc rắn:

Thuốc mỡ gồm có nọc ong (0,015%0, dầu nhựa thông (3%), camphor (3%), metysalicylat (6%), glycerin, chất nhũ hóa, nước và các thành phần khác.

Dùng ngoài khi bị thấp khớp, viêm đa khớp, viêm cơ, đau dây thần kinh, viêm rễ thần kinh, viêm dây thần kinh.

Sát mỡ vào da chỗ bị bệnh 1 –2 lần/ngày. Nếu bị kích ứng thì 1 lần/ngày. Một đợt điều trị 1- 3 tuần lễ.

+ Keo ong

Keo ong có tác dụng chống thối, gây tê tại chỗ mạnh hơn cocain, novocain, chữa các vết thương chai, các bệnh về da, sâu răng và mủ chân răng.

RẮN

Rắn là một dược liệu quý được nhân dân ta dùng làm thuốc từ lâu. Trên thế giới có khỏang 3000 loài rắn, trong đó có 410 loài rắn độc. Ở Việt Nam có 195 loài răn, trong đó có 41 loài rắn độc, 17 loài sống trên cạn, 24 loài rắn biển và 116 loài rắn nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ rắn hổ (elapidae): Gồm 11 loài.

Hình 10.2. Các loại Rắn: Hổ Mang, Cạp Nong, Cạp Nia

1. Bộ phận dùng

Thịt rắn, mật rắn, nọc rắn và xác rắn.

2. Thành phần hóa học

Thịt rắn có chứa các acid amin: cystin, cystein, lysin, leucin, isoleucin, serin, hystidin, conitin, prolin, valin, tyrosin, treonin, acid glutamic, acid aminobutyric.

Mật rắn to bằng hạt ngô, mật rắn hổ mang có màu xanh thẫm, mật rắn cạp nong có màu xanh nâu, mật rắn ráo có màu xanh lá cây. Mật là chất lỏng sánh.

Mật rắn có vị hơi ngọt, thơm gần như cam thảo, chứa nhiều acid mật:

3. Tác dụng dược lý và công dụng

Thịt rắn: là vị thuốc bổ dùng trong các bệnh thần kinh đau nhức, tê liệt, bán thân bất toại các cơn co giật, chữa nhọt độc.

4. Dạng dùng

Rượu rắn: ngâm rượu một bộ gầm 3 loại rắn (tam xà), 1 Hổ mang, 1 cạp nong và 1 rắn ráo. Ngũ xà 1 hổ mang, 1 cạp nong, 1 cạp nia và 2 rắn ráo. Phối hợp với một số bài thuốc chữa xương khớp hay với bài thuốc bổ (thập toàn đại bổ).

+ Còn dùng dưới dạng viên (viên rắn).

Nọc rắn: rất độc, có bản chất là các peptit hoặc protein. Nọc rắn là một thuốc chống viêm rất mạnh, dùng để chữa tà thấp, đau nhức, làm thuốc giảm đau cho người bị ung thư, hạn chế sự phát triển của khối u.

Ở nước ta đã sản xuất thuốc mỡ nọc rắn, biệt dược Najatox. Là thuốc xoa bóp có tác dụng chống viêm, giảm sưng đau trong các trường hợp thấp khớp, đau cơ, viêm cơ và các trường hợp viêm khớp mạn tính không đặc hiệu, đau dây thần kinh.

Ngoài ra nọc rắn còn dùng để chế huyết thanh cho những người bị rắn cắn.

Mật rắn hổ mang, cạp nong, cạp nia, rắn ráo…Đều có tác dụng trị viêm thực liệu tốt. Do vậy người ta dùng để chũa thấp khớp, đau nhức xương, đau lưng, sốt kinh giản ở trẻ em, ho, hen suyễn. Mật rắn còn dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ bôi lên nhọt độc lở loét.

Mật rắn còn dùng dưới dạng siro, thuốc. Rượu mật rắn (gồm 3 mật: rắn ráo, cạp nong, hổ mang chế với 25ml rượu) trị sưng khớp, làm tăng thể lực rõ rệt.

Xác rắn (xà thoái, long y) là xác con rắn bỏ đi khi nó lột. Chữa bệnh kinh giật ở trẻ em, chữa đau cổ họng, bôi ngoài làm thuốc sát khuẩn, trị ghẻ lở. Ngày dùng 6 - 12g dưới dạng thuốc sắc hay đốt cháy rồi dùng.

HƯƠU VÀ NAI

Hươu, nai cho chúng ta nhiều thuốc quý:

Hình 10.3. Hươu, Nai

+ Lộc nhung (cornu cervi parvum): lộc nhung do hươu, nai đực cung cấp, còn hươu cái không cho ra lộc nhung.

+ Gạc: sừng hươu, nai già là gạc dùng để nấu cao ban long.

Hươu và nai sừng đặc, có cấu tạo như xương, nguồn gốc từ biểu bì, thay thế hàng năm.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 150)