Bộ phận dùng và phương pháp chế biến sơ bộ

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 158)

- Dã sơn tr a Crataegus cuneata Sieb.et Zucc Hai cây này có ở Trung Quốc, ở nước ta chưa thấy Ở Trung Quốc người ta còn dùng một số loài khác thuộc chi Crataegus Ở nước ta thì

2.Bộ phận dùng và phương pháp chế biến sơ bộ

Thịt cóc (bỏ đầu, bỏ cả hai tuyến nhựa mủ, bốn bàn chân, da và toàn bộ trứng, ruột, gan). Mật cóc

Nhựa mủ cóc (thiềm tô)

Nhựa mủ cóc chứa chủ yếu ở hai tuyến lớn ở mang tai của đầu, các tuyến nhựa trên da và tứ chi. Chiết được nhựa cóc bằng cách lấy trực tiếp hay dùng dung môi. Mỗi con trung bình cho 0,11g nhựa khô. Nhựa mới lấy lúc đầu lỏng, trắng hay sền sệt, để khô se lại, có thể nặn thành từng bánh, trọng lượng tùy theo yêu cầu.

Nhựa mủ cóc không tan trong nước, rất ít tan trong cồn, tan gần hết trong cloroform, aceton. Trứng cóc rất độc, không dùng, nhiều người đã chết vì ăn trứng cóc.

3. Thành phần hóa học

Thịt cóc Việt Nam chứa 53,77% chất đạm, 12,67% chất béo, 23,55% tro, các acid amin: histidin 0,68%, treonin, methionin, leusin (vết), isoleusin 0,02%. Phenylalanin 0,06%, tryptophan, asparagin, glutamic 0,16%, cystin 0,20%, analin 0,15%, valin 0,03% v.v

Mật cóc chứa nhiều acid mật (20mg/1000).

4. Tác dụng dược lý và công dụng

Trẻ em dùng thịt cóc dưới dạng thịt như ếch, hay dùng bột khô có tác dụng làm trẻ ăn được, ngủ được, tăng cân và khỏe mạnh.

Liều dùng từ 2-3g bột thịt cóc khô.

Chú ý khi giết cóc làm thuốc cần bỏ hết da, hai tuyến nhựa, gan, mật, ruột và đặc biệt là bỏ hết trứng cóc (vì rất độc, chết người ), rửa thật sạch.

Nhựa mủ cóc có tác dụng gây tê tại chỗ. Nhựa mủ cóc có tác dụng với tim không theo qui luật do vậy khó dùng, thường tác dụng làm chậm nhịp tim, tăng huyết áp, liều cao thì tim ngừng đập ở thời tâm thu, tác dụng theo kiểu digital. Trong Đông y hay dùng trong chế phẩm “lục thần hoàn’ dùng trong các trường hợp sốt cấp tính, trúng độc, mê man, suy nhược thần kinh.

Mật cóc có chứa hỗn hợp các steroid, có tác dụng chống viêm, chữa đinh nhọt. Dùng dưới dạng cồn mật cóc.

Một phần của tài liệu Vị trí và vai trò của dược liêu đối với người và động vật trong nền kinh tế Quốc dân (Trang 158)