Thực trạng quản lý nângcao năng lực đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 65)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.6. Thực trạng quản lý nângcao năng lực đội ngũ giảng viên

Chúng tôi đã khảo sát, xin ý kiến của các cán bộ quản lý, giảng viên, ở câu hỏi 3 Mẫu 2 phụ lục. Kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.9: Mức độ thực hiện quản lý nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên TT Biện pháp Mức độ thực hiện Tốt Tỷ lệ % Khá Tỷ lệ % TB Tỷ lệ % Yếu Tỷ lệ % 1

Quán triệt cho GV nhận thức đƣợc tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

28 53,8 24 46,2 0 0 0 0

2

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

18 34,6 24 46,2 10 19,2 0 0

3

Quản lý kế hoạch tự bồi dƣỡng

của GV 0 0 17 32,7 12 23,1 23 44,2

4 Quản lý sinh hoạt chuyên môn 0 0 18 34,6 19 36,4 15 29 5 Tổ chức các hội thảo chuyên đề

về đổi mới PPDH 0 0 18 34,6 12 23,1 22 42,3

6

Đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trƣờng tạo điều kiện cho các GV tham gia các khóa bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm

26 50 19 36,4 7 13,5 0 0

7

Có các biện pháp (thi đua, khen thƣởng…) tạo động lực để động viên GV tích cực tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng sƣ phạm

Qua số liệu ở bảng 2.9 cho thấy mức độ thực hiện các biện pháp QL chƣa đồng đều. Cụ thể:

Biện pháp 1 đƣợc đánh giá thực hiện cao nhất trong các biện pháp là nhờ Ban Giám hiệu nhà trƣờng luôn quan tâm đến việc học tập, nâng cao trình độ của các GV (tỷ lệ 53,8%)

Ở biện pháp Đề xuất với Ban Giám hiệu nhà trƣờng tạo điều kiện cho các GV tham gia các khóa bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm đƣợc đánh giá ở mức khá (tỷ lệ 50%). Thời gian gần đây, nhà trƣờng đã cố gắng tạo mọi điều kiện cho GV trong trƣờng tham gia các khóa bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, trong đó có hai GV đƣợc tham gia lớp Cao học Tiếng Anh, một GV đƣợc tham gia tập huấn phƣơng pháp dạy học theo quan điểm lấy ngƣời học làm trung tâm. Tuy nhiên chƣa có GV nào đƣợc tham gia các lớp tập huấn về cách soạn giáo án theo phƣơng pháp mới hay các lớp bồi dƣỡng các kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết…Điều này một phần là do việc thực hiện Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV chƣa đƣợc cụ thể. Nội dung này cần đƣợc thực hiện tốt hơn đáp ứng thực tế việc áp dụng các phƣơng pháp mới vào dạy học và nâng cao trình độ cho GV.

Biện pháp Quản lý kế hoạch tự bồi dƣỡng của GV còn kém. Ngay từ đầu năm học, các GV phải xây dựng kế hoạch cá nhân của mình trong đó có kế hoạch tự học, tự bồi dƣỡng chuyên môn, hiệu trƣởng căn cứ vào đó để giám sát. Tuy nhiên việc bồi dƣỡng chuyên môn đôi khi mang tính định tính, hơn nữa nhà trƣờng không yêu cầu GV phải có sổ bồi dƣỡng chuyên môn nên việc kiểm tra, giám sát việc tự bồi dƣỡng chuyên môn của GV gặp khó khăn.

Hội thảo chuyên đề là phƣơng cách nhanh nhất giúp GV tiếp cận đƣợc các phƣơng pháp, thủ thuật dạy học mới một cách thực tế và hiệu quả.Song biện pháp Tổ chức các hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH thực hiện ở mức chƣa tốt. Biện pháp Có các biện pháp (thi đua, khen thƣởng…) tạo động lực để

động viên GV tích cực tự bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng sƣ phạm cũng chỉ đƣợc thực hiện ở mức trung bình.

Thực tế cho thấy cần thiết phải quan tâm thực hiện tốt hơn ba biện pháp 3, 5 và 7 trên đây vì đó là biện pháp quan trọng có ảnh hƣởng đến việc nâng cao năng lực của đội ngũ GV.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 65)