9. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
2.1.1. Sơ lược quá trình thành lập và phát triển của Trường CĐCN Thái Nguyên
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên tiền thân là cơ sở dạy nghề thuộc nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, đƣợc thành lập tháng 11 năm 1959. Từ những năm đầu là lớp đào tạo 16 học sinh cơ điện tại phân xƣởng cơ khí Phát Lực với mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật bổ sung cho yêu cầu sản xuất của nhà máy, năm thứ 2 (Năm 1960) có 48 học sinh, năm thứ 3 (năm 1961) có 84 học sinh đào tạo các nghề Điện, Nguội, Tiện, Rèn, Nồi hơi. Ngày 15/6/1965, Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định thành lập Trƣờng Công nhân Kỹ thuật cơ khí Hoàng Văn Thụ. Ngày 31/5/1975, Bộ Công nghiệp nhẹ tách trƣờng CNKT Cơ khí Hoàng Văn Thụ ra khỏi nhà máy Giấy, lấy tên là Trƣờng Công nhân Kỹ thuật Cơ điện Công nghiệp nhẹ Bắc Thái tại quyết định số 24/CNN/TCQL. Ngày 11/01/1994 Bộ Công nghiệp nhẹ ra quyết định số 23/CNN-TCLĐ nâng cấp và đổi tên trƣờng thành Trƣờng Kỹ nghệ Thực hành Bắc Thái. Tại Quyết định số 14/1998/QĐ-BCN ngày 26 tháng 2 năm 1998 trƣờng đƣợc Bộ Công Nghiệp nâng cấp và đổi tên là trƣờng Trung học Công nghiệp Thái Nguyên; Ngày 9/10/2006 trƣờng đƣợc nâng cấp và đổi tên thành trƣờng cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên (Theo Quyết định số 5618/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thành lập trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên và Quyết định số 2895/QĐ-BCN ngày 19 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của trƣờng Cao đẳng Công
cầu xã hội và phù hợp với đặc điểm địa lý khu vực miền Núi phía Bắc và là yếu tố quan trọng thúc đẩy nhà trƣờng phát triển. Trải qua hơn 53 năm xây dựng và phát triển, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhƣng đƣợc sự quan tâm trực tiếp của Bộ Công thƣơng, sự giúp đỡ của các cơ quan xí nghiệp trên địa bàn và chính quyền địa phƣơng, Nhà trƣờng luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ Bộ giao để trở thành cơ sở đào tạo đáng tin cậy trên địa bàn và các tỉnh phía Bắc. Tính đến nay nhà trƣờng đã đào tạo trên 23.000 công nhân lành nghề và cán bộ kỹ thuật cho các ngành công nghiệp và công nghiệp nhẹ trên khắp mọi miền của tổ quốc. Số HSSV ra trƣờng đa số có việc làm ngay và đƣợc các cơ sở sản xuất đánh giá tốt về trình độ chuyên môn cũng nhƣ khả năng thích ứng với thực tế sản xuất. Nhiều anh chị em đã phấn đấu trở thành những cán bộ giỏi về chuyên môn nắm giữ những cƣơng vị chủ chốt trong các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, nhà máy.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ
a. Chức năng
Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên là cơ sở đào tạo công lập trực thuộc Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thƣơng), trƣờng có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng kỹ thuật, kinh tế công nghiệp và trình độ thấp hơn, gồm các chuyên ngành chủ yếu: Công nghệ kỹ thuật cơ khí , công nghệ cơ khí động lực, Điện tự động hoá, công nghệ kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ May, công nghệ thiết kế thời trang, kế toán theo quy định của pháp luật; Là cơ sở nghiên cứu, triển khai khoa học - Công nghệ phục vụ quản lý, sản xuất - Kinh doanh của ngành công nghiệp và yêu cầu phát triển của xã hội.
b. Nhiệm vụ
- Đào tạo nhân lực trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; trình độ trung cấp chuyên nghiệp; trình độ cao đẳng nghề; trình độ trung cấp nghề.
- Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; - Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, giáo viên, công nhân viên chức đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng;
- Tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ theo đúng Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động Thƣơng binh và xã hội;
- Quản lý tài chính đúng quy định, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị đúng mục đích;
- Trƣờng đƣợc quyền tự chủ và chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trƣờng, tổ chức các hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự của trƣờng
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy của Trƣờng
Tổng số CB-NV và giảng viên của Trƣờng có 194 ngƣời, trong đó chia ra theo cơ cấu trình độ, có 02 ngƣời đạt trình độ Tiến sĩ, 75 ngƣời đạt trình độ Thạc sỹ, 85 ngƣời trình độ cử nhân, 09 ngƣời trình độ Cao đẳng, và còn lại 24 ngƣời trình độ dƣới Cao đẳng.
Đội ngũ giảng viên của trƣờng hiện tại đảm bảo đủ trình độ và năng lực thực hiện tốt công tác giảng dạy các chuyên ngành đào tạo trƣờng đăng ký mở.
2.1.4. Vài nét về bộ môn tiếng Anh
Tổ bộ môn tiếng Anh nằm trong khoa Khoa học cơ bản hiện có 6 giảng viên Tiếng Anh.
ở trƣờng CĐCN Thái Nguyên Đặc điểm Số lƣợng % Giới tính Nữ 05 83% Nam 01 17% Độ tuổi Dƣới 30 0 0% Từ 30 đến 35 06 100%
Thâm niên giảng dạy
Dƣới 5 năm 02 34%
Từ 5 năm đến 10 năm 04 66%
Trình độ Cao học 01 50%
Cử nhân 05 50%
Phẩm chất chính trị Đảng viên 01 17%
Trong đó: 01 giảng viên có trình độ thạc sĩ, 05 giảng viên có trình độ đại học (trong đó 02 giáo viên đang học thạc sỹ). Hàng năm, hầu hết các giáo viên Anh văn tự bồi dƣỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho bản thân, và ít có cơ hội đƣợc tập huấn phƣơng pháp giảng dạy hiện đại cũng nhƣ bồi dƣỡng chuyên môn ở các cơ sở đào tạo khác.
83% giáo viên trong bộ môn là nữ trong độ tuổi từ 30 đến 35. Đây cũng là khó khăn nhất định trong việc quản lý phân công lao động, thực hiện kế hoach đào tạo và bồi dƣỡng chuyên môn bởi các giáo viên nữ ở độ tuổi này thƣờng bị chi phối do việc sinh nở, nuôi con, chăm sóc gia đình. Hơn nữa, 34% giáo viên có thâm niên công tác còn thấp (dƣới 5 năm) nên cần cố gắng rất nhiều trong quá trình giảng dạy để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ cũng có thế mạnh riêng, đó là lòng nhiệt tình, sự năng động, sáng tạo trong công việc.
Bộ môn Tiếng Anh đảm nhiệm giảng dạy 04 môn: Tiếng Anh cơ sở, Ttiếng Anh chuyên ngành Tin học, Tiếng Anh chuyên ngành May và Điện, và Tiếng Anh chuyên ngành cơ khí.
Bên cạnh công tác giảng dạy, bộ môn còn tổ chức biên soạn chƣơng trình, giáo trình môn học đáp ứng công tác giảng dạy và học tập tiếng Anh của các lớp trong trƣờng; Sát hạch trình độ tiếng Anh cho các cán bộ, giảng viên hàng năm; Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm phục vụ cho công tác quản lí và đào tạo.
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Đánh giá thực trạng dạy học và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên, những nguyên nhân của thực trạng.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng dạy học môn Tiếng Anh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên.
- Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Anh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
- Nguyên nhân của thực trạng
2.2.3. Khách thể khảo sát
52 cán bộ, giảng viên Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên
2.2.4. Phương pháp khảo sát và cách xử lý số liệu
Sử dụng kết hợp phƣơng pháp điều tra bằng ankét, phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp đàm thoại và phƣơng pháp toán thống kê.
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tiếng Anh ở Trƣờng CĐCN Thái Nguyên
Để thấy rõ đƣợc nhận thức của các cán bộ quản lí và GV trong trƣờng về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với SV trong nhà trƣờng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 52 ngƣời (12 cán bộ quản lý của nhà trƣờng, 6 chuyên viên phòng Đào tạo, 01 trƣởng ban thanh tra giáo dục, 6 giáo viên tiếng Anh, 13 giáo viên của khoa Khoa học cơ bản, 14 giáo viên chủ nhiệm). Với câu hỏi số 1 mẫu 2 phụ lục. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:
Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh
Ý kiến đánh giá Nội dung Đồng ý Không đồng ý Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %
Giúp SV hình thành công cụ giao tiếp 50 96,2 2 3,8
Giúp SV hoàn thành các nhiệm vụ môn học và mục tiêu môn học để phát triển tƣ duy
52 100 0 0
Giúp SV vận dụng tri thức, kĩ năng vào
các môn học khác 49 94,2 3 5,8
Qua nghiên cứu thực tế thu thập thông tin và xử lí số liệu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp với cán bộ QL, giảng viên cho thấy: phần lớn các ý kiến cho rằng việc giảng dạy tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay tại nhà trƣờng là rất quan trọng, quan trọng là nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Tuy nhiên, trong thực tế việc giảng dạy tiếng Anh trong trƣờng vẫn còn gặp khó khăn, một trong những nguyên nhân đó là xuất phát từ nhận thức của cán bộ, GV và học sinh.
Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy đội ngũ cán bộ QL nhà trƣờng luôn nhận thức cao và đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh nhằm đáp ứng xu thế hội nhập hiện nay (tỷ lệ %: 100%). Trong những năm qua,
Ban Giám hiệu nhà trƣờng luôn thấy đƣợc tầm quan trọng của môn Tiếng Anh đối với SV các ngành nhƣ Tin học, May, Điện, Cơ khí… nên đã chỉ đạo Bộ môn tiếng Anh đầu tƣ cho việc giảng dạy môn này. Tuy nhiên một số GV vẫn chƣa nhận thức đúng về mức độ cần thiết cũng nhƣ tầm quan trọng của môn học này tại nhà trƣờng. Điều này thể hiện ở kết quả tỷ lệ %: 5,8% GV đƣợc hỏi cho rằng việc học tiếng Anh trong trƣờng là chƣa thực sự quan trọng, đặc biệt đối với những SV là ngƣời dân tộc thiểu số. Họ cho rằng cơ hội sử dụng tiếng Anh của SV khi đi làm hầu nhƣ không có.Việc học tiếng Anh đối với SV là sự bắt buộc, các em chỉ cố gắng học cho qua chứ không đầu tƣ nhiều vào việc học môn này.
Việc nhận thức về tầm quan trọng của một số GV về tiếng Anh và cả động cơ học tập của nhiều SV còn chƣa cao nên cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả dạy học của bộ môn này và đặc biệt là mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.
2.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học và thực hiện các công việc chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dạy học của GV tiếng Anh trường CĐCN Thái Nguyên
Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi mẫu 1 Phụ lục để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức dạy học và thực hiện các công việc chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dạy học của GV Tiếng Anh
trƣờng CĐCN Thái Nguyên
TT Nội dung thực hiện
Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chƣa tốt Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %
1 Soạn bài trƣớc khi lên lớp 46 88,5 6 11,5 0 0 0 0 2 Thực hiện đúng nội dung
chƣơng trình 51 98,1 1 1,9 0 0 0 0
3 Lên lớp theo kế hoach,
không bỏ giờ, bỏ lớp 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 4 Áp dụng đa dạng các PPDH phù hợp nội dung 14 27 32 61,5 5 9,6 1 1,9 5 Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp 16 30,8 20 38,5 15 28,8 1 1,9 6 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học… 13 25 30 57,7 8 15,4 1 1,9
7 Dự giờ rút kinh nghiệm,
tham gia hội giảng 40 77 12 23 0 0 0 0
8 Kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh 32 61,5 14 27 6 11,5 0 0
9 Sinh hoạt tổ chuyên môn 12 23 21 40 19 37 0 0
10 Làm đồ dùng dạy học 12 23 33 63,5 6 11,5 1 2
11 Xây dựng ngân hàng đề 15 28,8 20 38,5 17 32,7 0 0 12 Bồi dƣỡng kiến thức
13 Nghiên cứu khoa học 6 11,5 10 19,2 36 69,3 0 0 Nhận xét: Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy việc thực hiện HĐDH và hoạt động chuyên môn liên quan của GV tiếng Anh ở trƣờng CDCNTN đang thực hiện ở mức trung bình khá. Điều này thể hiện ở tỷ lệ % của cả 13 nội dung. Có 6 nội dung (50%) có tỷ lệ trên 61%.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng nhƣ qua khảo sát cho thấy mức độ thực hiện các nội dung chuyên môn không đồng đều nhau. Cụ thể: nội dung “Thực hiện đúng nội dung chƣơng trình” đƣợc các giảng viên thực hiện tốt nhất. (tỷ lệ % = 98,1). Từ cán bộ QL đến các GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nội dung này nên đã thực hiện tốt. Đây là yêu cầu có tính pháp lệnh mà mỗi GV tham gia giảng dạy đều phải thực hiện. Còn cán bộ QL cũng phải biết giám sát mỗi GV thực hiện chƣơng trình đến đâu, có cắt xén chƣơng trình giảng dạy hay không, tiến độ ra sao để kịp thời bổ sung sửa chữa. Bên cạnh đó, việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của các GV cũng khá tốt (tỷ lệ % = 96,2). Ở trƣờng không có hiện tƣợng GV bỏ giờ, bỏ lớp. GV nào nghỉ dạy có lý do nhƣ đi họp, đi công tác hoặc bị ốm…đều đƣợc GV khác dạy thay. Các GV cố gắng không để trống giờ và dạy bù sau vì nhƣ vậy sẽ khiến học sinh phải học dồn ép, rất mệt mỏi và không hiệu quả.
Song có một nội dung do thực hiện không tốt nên cả cán bộ QL và giáo viên đánh giá thấp so với 7 nội dung còn lại (tỷ lệ % = 28,8). Đáng lƣu tâm là nội dung: Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp (tỷ lệ % = 30,8). Có rất nhiều các GV còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Để giảng dạy tốt một giờ học Tiếng Anh, ngƣời GV phải nắm rõ đƣợc yêu cầu và mục tiêu của bài học bao gồm những gì để từ đó tìm ra đƣợc những thủ pháp, hình thức tổ chức dạy - học đạt hiệu quả cao.
Việc áp dụng PPDH mới vào việc giảng dạy TA trong trƣờng chƣa tốt do nhiều yếu tố nhƣ: Điều kiện phƣơng tiện dạy - học chƣa phù hợp, số lƣợng SV trong một lớp đông…, ngoài ra còn là do các GV chƣa đƣợc tập huấn
PPDH mới, việc thực hiện chỉ lẻ tẻ ở một vài cá nhân (do tự tìm hiểu) đối với một vài đơn vị bài học. Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học…đƣợc đánh giá (tỷ lệ % = 25). Qua điều tra bằng phiếu hỏi cũng nhƣ thực tiễn cho thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, nếu có chỉ thự hiện trong các kỳ hội giảng. Các tiết học có ứng dụng CNTT thƣờng sinh động, trực quan, tiết kiệm thời gian trên lớp, SV dễ hiểu bài…song các GV thƣờng ngại khi soạn các giáo án có ứng dụng CNTT vì mất nhiều thời gian, khi dạy lại phải mƣợn máy chiếu rất khó khăn. Một lý do nữa là khả năng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại của một số GV còn hạn chế. Có GV còn chƣa bao giờ sử dụng máy chiếu qua đầu (overhead) mặc dù nhà trƣờng có thiết bị này. Đây là một thực trạng không chỉ ở trƣờng CĐCN Thái Nguyên mà còn là của các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác trong nƣớc.