Nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 51)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Nhận thức về tầm quan trọng của việc dạy học môn tiếng Anh

Để thấy rõ đƣợc nhận thức của các cán bộ quản lí và GV trong trƣờng về tầm quan trọng của tiếng Anh đối với SV trong nhà trƣờng, chúng tôi đã tiến hành điều tra 52 ngƣời (12 cán bộ quản lý của nhà trƣờng, 6 chuyên viên phòng Đào tạo, 01 trƣởng ban thanh tra giáo dục, 6 giáo viên tiếng Anh, 13 giáo viên của khoa Khoa học cơ bản, 14 giáo viên chủ nhiệm). Với câu hỏi số 1 mẫu 2 phụ lục. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

Bảng 2.2: Nhận thức của cán bộ quản lý, GV về tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh

Ý kiến đánh giá Nội dung Đồng ý Không đồng ý Số lƣợng Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ %

Giúp SV hình thành công cụ giao tiếp 50 96,2 2 3,8

Giúp SV hoàn thành các nhiệm vụ môn học và mục tiêu môn học để phát triển tƣ duy

52 100 0 0

Giúp SV vận dụng tri thức, kĩ năng vào

các môn học khác 49 94,2 3 5,8

Qua nghiên cứu thực tế thu thập thông tin và xử lí số liệu điều tra kết hợp trao đổi trực tiếp với cán bộ QL, giảng viên cho thấy: phần lớn các ý kiến cho rằng việc giảng dạy tiếng Anh trong xu thế hội nhập hiện nay tại nhà trƣờng là rất quan trọng, quan trọng là nhằm đáp ứng mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng. Tuy nhiên, trong thực tế việc giảng dạy tiếng Anh trong trƣờng vẫn còn gặp khó khăn, một trong những nguyên nhân đó là xuất phát từ nhận thức của cán bộ, GV và học sinh.

Từ kết quả bảng 2.2 cho thấy đội ngũ cán bộ QL nhà trƣờng luôn nhận thức cao và đúng đắn về tầm quan trọng của việc dạy học Tiếng Anh nhằm đáp ứng xu thế hội nhập hiện nay (tỷ lệ %: 100%). Trong những năm qua,

Ban Giám hiệu nhà trƣờng luôn thấy đƣợc tầm quan trọng của môn Tiếng Anh đối với SV các ngành nhƣ Tin học, May, Điện, Cơ khí… nên đã chỉ đạo Bộ môn tiếng Anh đầu tƣ cho việc giảng dạy môn này. Tuy nhiên một số GV vẫn chƣa nhận thức đúng về mức độ cần thiết cũng nhƣ tầm quan trọng của môn học này tại nhà trƣờng. Điều này thể hiện ở kết quả tỷ lệ %: 5,8% GV đƣợc hỏi cho rằng việc học tiếng Anh trong trƣờng là chƣa thực sự quan trọng, đặc biệt đối với những SV là ngƣời dân tộc thiểu số. Họ cho rằng cơ hội sử dụng tiếng Anh của SV khi đi làm hầu nhƣ không có.Việc học tiếng Anh đối với SV là sự bắt buộc, các em chỉ cố gắng học cho qua chứ không đầu tƣ nhiều vào việc học môn này.

Việc nhận thức về tầm quan trọng của một số GV về tiếng Anh và cả động cơ học tập của nhiều SV còn chƣa cao nên cũng có ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả dạy học của bộ môn này và đặc biệt là mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng.

2.3.2. Thực trạng tổ chức dạy học và thực hiện các công việc chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dạy học của GV tiếng Anh trường CĐCN Thái Nguyên

Để có thông tin về nội dung này, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi mẫu 1 Phụ lục để xin ý kiến các khách thể khảo sát. Kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3: Thực trạng tổ chức dạy học và thực hiện các công việc chuyên môn nhằm thực hiện mục tiêu dạy học của GV Tiếng Anh

trƣờng CĐCN Thái Nguyên

TT Nội dung thực hiện

Mức độ thực hiện Tốt Khá TB Chƣa tốt Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ %

1 Soạn bài trƣớc khi lên lớp 46 88,5 6 11,5 0 0 0 0 2 Thực hiện đúng nội dung

chƣơng trình 51 98,1 1 1,9 0 0 0 0

3 Lên lớp theo kế hoach,

không bỏ giờ, bỏ lớp 50 96,2 2 3,8 0 0 0 0 4 Áp dụng đa dạng các PPDH phù hợp nội dung 14 27 32 61,5 5 9,6 1 1,9 5 Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp 16 30,8 20 38,5 15 28,8 1 1,9 6 Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học… 13 25 30 57,7 8 15,4 1 1,9

7 Dự giờ rút kinh nghiệm,

tham gia hội giảng 40 77 12 23 0 0 0 0

8 Kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh 32 61,5 14 27 6 11,5 0 0

9 Sinh hoạt tổ chuyên môn 12 23 21 40 19 37 0 0

10 Làm đồ dùng dạy học 12 23 33 63,5 6 11,5 1 2

11 Xây dựng ngân hàng đề 15 28,8 20 38,5 17 32,7 0 0 12 Bồi dƣỡng kiến thức

13 Nghiên cứu khoa học 6 11,5 10 19,2 36 69,3 0 0 Nhận xét: Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy việc thực hiện HĐDH và hoạt động chuyên môn liên quan của GV tiếng Anh ở trƣờng CDCNTN đang thực hiện ở mức trung bình khá. Điều này thể hiện ở tỷ lệ % của cả 13 nội dung. Có 6 nội dung (50%) có tỷ lệ trên 61%.

Tuy nhiên, trên thực tế cũng nhƣ qua khảo sát cho thấy mức độ thực hiện các nội dung chuyên môn không đồng đều nhau. Cụ thể: nội dung “Thực hiện đúng nội dung chƣơng trình” đƣợc các giảng viên thực hiện tốt nhất. (tỷ lệ % = 98,1). Từ cán bộ QL đến các GV đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nội dung này nên đã thực hiện tốt. Đây là yêu cầu có tính pháp lệnh mà mỗi GV tham gia giảng dạy đều phải thực hiện. Còn cán bộ QL cũng phải biết giám sát mỗi GV thực hiện chƣơng trình đến đâu, có cắt xén chƣơng trình giảng dạy hay không, tiến độ ra sao để kịp thời bổ sung sửa chữa. Bên cạnh đó, việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của các GV cũng khá tốt (tỷ lệ % = 96,2). Ở trƣờng không có hiện tƣợng GV bỏ giờ, bỏ lớp. GV nào nghỉ dạy có lý do nhƣ đi họp, đi công tác hoặc bị ốm…đều đƣợc GV khác dạy thay. Các GV cố gắng không để trống giờ và dạy bù sau vì nhƣ vậy sẽ khiến học sinh phải học dồn ép, rất mệt mỏi và không hiệu quả.

Song có một nội dung do thực hiện không tốt nên cả cán bộ QL và giáo viên đánh giá thấp so với 7 nội dung còn lại (tỷ lệ % = 28,8). Đáng lƣu tâm là nội dung: Áp dụng đa dạng các hình thức lên lớp (tỷ lệ % = 30,8). Có rất nhiều các GV còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy. Để giảng dạy tốt một giờ học Tiếng Anh, ngƣời GV phải nắm rõ đƣợc yêu cầu và mục tiêu của bài học bao gồm những gì để từ đó tìm ra đƣợc những thủ pháp, hình thức tổ chức dạy - học đạt hiệu quả cao.

Việc áp dụng PPDH mới vào việc giảng dạy TA trong trƣờng chƣa tốt do nhiều yếu tố nhƣ: Điều kiện phƣơng tiện dạy - học chƣa phù hợp, số lƣợng SV trong một lớp đông…, ngoài ra còn là do các GV chƣa đƣợc tập huấn

PPDH mới, việc thực hiện chỉ lẻ tẻ ở một vài cá nhân (do tự tìm hiểu) đối với một vài đơn vị bài học. Ứng dụng CNTT, sử dụng thiết bị dạy học…đƣợc đánh giá (tỷ lệ % = 25). Qua điều tra bằng phiếu hỏi cũng nhƣ thực tiễn cho thấy việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy cũng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, nếu có chỉ thự hiện trong các kỳ hội giảng. Các tiết học có ứng dụng CNTT thƣờng sinh động, trực quan, tiết kiệm thời gian trên lớp, SV dễ hiểu bài…song các GV thƣờng ngại khi soạn các giáo án có ứng dụng CNTT vì mất nhiều thời gian, khi dạy lại phải mƣợn máy chiếu rất khó khăn. Một lý do nữa là khả năng sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại của một số GV còn hạn chế. Có GV còn chƣa bao giờ sử dụng máy chiếu qua đầu (overhead) mặc dù nhà trƣờng có thiết bị này. Đây là một thực trạng không chỉ ở trƣờng CĐCN Thái Nguyên mà còn là của các trƣờng cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khác trong nƣớc.

Hiện tại nhà trƣờng có 02 phòng máy thực hành tiếng nên GV có cơ hội để sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật dạy học hiện đại trong phòng tiếng. Nhƣng khi có phần dạy nghe GV thƣờng chỉ đọc chay, không đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Có thể nói, mức độ sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại và một số hình thức dạy học của GV ở mức kém bởi các lý do nêu trên. Đây rõ ràng là một điểm hạn chế cần phải khắc phục của GV trong HĐGD bởi nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng giảng dạy môn học này. Đồng thời vấn đề này cũng là điều mà các cán bộ QL cần quan tâm.

Nội dung “Sinh hoạt tổ chuyên môn” cũng chƣa đƣợc thực hiện tốt (tỷ lệ % = 23). Đây là hoạt động chƣa đƣợc nhận thức đúng đắn, các cuộc sinh hoạt tổ chuyên môn diễn ra thƣa thớt, không thƣờng xuyên. Sinh hoạt tổ chuyên môn là cơ hội tốt để các GV có thể trao đổi về chuyên môn, phƣơng pháp và các nghiệp vụ khác song nội dung sinh hoạt ở đây mang tính sự vụ, gần nhƣ chỉ là phân công công việc, không có tính chủ động, kém hiệu quả. Làm đồ dùng dạy học chỉ đƣợc các GV thực hiện để phục vụ cho các tiết hội giảng. Nghiên

buộc đối với tất cả các GV. Chỉ GV nào đăng ký danh hiệu thi đua từ chiến sĩ thi đua cấp cơ sở trở lên mới viết sáng kiến kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)