Biện pháp Quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 93)

9. Cấu trúc luận văn

3.2.6.Biện pháp Quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả

tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra

a. Mục tiêu biện pháp

Biện pháp quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của SV nhằm nâng cao tính khoa học, khách quan, chính xác, từ đó tăng tính hiệu quả của công tác kiểm tra; đánh giá; đồng thời phát hiện những sai lệch trong hoạt động dạy học để tạo ra các quyết định quản lý hiệu quả, kịp thời góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Đƣa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học trở thành nề nếp và là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động quản lý.

b. Nội dung và cách thực hiện:

- Quán triệt vai trò, mục đích và nguyên tắc của việc kiểm tra, đánh giá cho GV (nhất là đối với GV mới vào trƣờng) vào dịp đầu năm học theo Quy chế đào tạo CĐ.

Việc hiểu rõ các nguyên tắc về kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa rất lớn đối với GV khi tham gia vào hoạt động này, họ sẽ xác định đƣợc công việc của mình rõ ràng từ khâu ra đề, bảo mật đề, coi thi, chấm thi, lên điểm và công bố kết quả thi,… tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

Trên tinh thần của quy chế kiểm tra, đánh giá, hiệu trƣởng tổ chức hƣớng dẫn cho GV về nguyên tắc công tác kiểm tra, thi nhƣ sau:

+ Thiết lập ngân hàng đề: Yêu cầu mỗi giáo viên xây dựng 2 đề thi kèm đáp án, thang điểm/1 lớp giảng dạy. Mỗi đề đƣợc đảo thành 4 mã đề (code) để đảm bảo tính khách quan trong kỳ thi. Các đề này phải đảm bảo tính bảo mật, chính xác về nội dung, không sai sót về lỗi kỹ thuật (lỗi đánh máy, lỗi in ấn), đảm bảo mục tiêu cần đánh giá, có tính pháp lý (đƣợc duyệt qua trƣởng bộ môn, trƣởng khoa). Các đề này đƣợc niêm phong và lƣu tại khoa. Đối với các đề kiểm tra định kỳ nhƣ 15 phút hoặc 1 tiết, các GV tự ra đề và sử dụng đề của mình song phải đảm bảo kiểm tra đủ, đúng nội dung và thực hiện nghiêm túc.

+ Triển khai công tác coi thi, nhiệm vụ và quyền hạn của họ, các qui định về sử lý các trƣờng hợp vi phạm quy chế ở cả SV và GV. Đề thi đƣợc rút ngẫu nhiên trong ngân hàng đề, mỗi lần thi sử dụng 02 đề (08 mã đề). GV thực hiện coi thi theo đúng các qui định trong qui chế thi, kiểm tra. Điều hành thi và giám sát các buổi thi học phần có trƣởng khoa hoặc phó khoa. Việc thực hiện kiểm tra trên lớp cũng phải đƣợc thực hiện hết sức nghiêm túc, đòi hỏi trách nhiệm của GV giảng dạy rất cao.

+ Chấm thi: Hiệu trƣởng chỉ đạo Trƣởng khoa tiến hành tổ chức rọc phách, phân công GV chấm bài thi. Tổ chức chấm thi 02 vòng độc lập tại văn phòng khoa, vòng 1 chấm vào phiếu điểm, vòng 2 mới đƣợc chấm vào bài thi (kể cả bài thi lại). Trong trƣờng hợp không thống nhất đƣợc điểm chấm, các GV có thể trình trƣởng bộ môn hoặc trƣởng khoa quyết định điểm chấm. Chấm xong, giáo vụ ghép phách lên điểm (gửi GV giảng dạy bộ môn, nộp phòng đào tạo).

+ Công bố kết quả kiểm tra, thi: Điểm kiểm tra, thi phải đƣợc công bố chậm nhất sau một tuần kể từ ngày kiểm tra, thi. Đối với bài kiểm tra vấn đáp thì phải công bố điểm ngay. Các điểm thi học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trƣờng, có đủ 2 chữ ký của hai GV chấm. Bảng điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần đƣợc lƣu tại bộ môn, gửi văn phòng khoa, và phòng Đào tạo chậm nhất 1 tuần sau khi kết thúc chấm thi hết học phần.

Hiệu trƣởng phải theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động của GV trong việc thực hiện các khâu trên. Xem xét các mặt tích cực, hạn chế từng khâu để có những điều chỉnh kịp thời.Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích GV thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.

Lên kế hoạch và chỉ đạo việc bồi dƣỡng cho GV về phƣơng pháp, kỹ thuật xây dựng câu hỏi trong việc ra đề kiểm tra, thi ở những buổi sinh hoạt chuyên môn.

Hiện nay có hai hình thức kiểm tra cơ bản: (i) kiểm tra trắc nghiệm tự luận thƣờng đƣợc dùng để kiểm tra kỹ năng nói và viết, (ii) kiểm tra trắc nghiệm khách quan thƣờng đƣợc dùng để kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, nghe hiểu và kiến thức ngôn ngữ (gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).

GV khi soạn bài kiểm tra và đề thi trắc nghiệm tự luận phải lƣu ý một số vấn đề sau:

Kiểm tra kỹ năng nói, GV có thể sử dụng một số kỹ thuật kiểm tra nhƣ: Hội thoại với bạn theo chủ đề; Hội thoại với GV theo chủ đề; Nói theo chủ điểm, chủ đề.

Kiểm tra kỹ năng viết, GV có thể sử dụng một số kỹ thuật kiểm tra nhƣ: Viết thƣ, đoạn văn theo chủ đề, sử dụng các gợi ý hay cấu trúc hoặc cả từ và cấu trúc; Viết đoạn văn theo chủ đề, sử dụng các gợi ý về bố cục/ phong cách; Điền thông tin vào bảng, biểu, phiếu.

Trên thực tế, các GV đều biết các dạng bài kiểm tra, thi trắc nghiệm khách quan bao gồm: (i) dạng câu ghép đôi (Matching items); (ii) dạng điền khuyết (Supply items); (iii) dạng câu trả lời ngắn (Short answers); (iiii) dạng câu hỏi đúng, sai (True/False questions); dạng câu hỏi đa lựa chọn (MCQs). Tuy nhiên khi xây dựng các đề kiểm tra hoặc thi, các GV thƣờng chƣa chú trọng đến kỹ thuật ra đề các dạng bài này dẫn đến chất lƣợng của đề chƣa cao. Vì thế khi ra đề kiểm tra hoặc đề thi trắc nghiệm khách quan, yêu cầu các GV phải chú ý đảm

bảo các tiêu chí nhƣ: Độ tin cậy, tính giá trị, tính khả thi. Sau đó phải hƣớng dẫn kỹ thuật ra đề cho từng dạng bài với các ví dụ minh họa cụ thể.

Đặc biệt đối với dạng Câu hỏi đa lựa chọn (MCQs), do tính đa dạng, phong phú và mới mẻ song lại đƣợc nhiều GV sử dụng nên phải hƣớng dẫn họ kỹ thuật viết thật rõ ràng.

Chỉ đạo cho các GV thống nhất nội dung cần kiểm tra, đánh giá đối với từng học phần. Để cho SV ở các lớp thi đƣợc bốc ngẫu nhiên trong số các đề do GV nộp. Trƣớc khi tiến hành tổ chức thi hết học phần cho SV, Hiệu trƣởng phải chỉ đạo bộ môn tiếng Anh họp xác định và thống nhất nội dung cần kiểm tra, đánh giá. Việc thống nhất đƣợc nội dung kiểm tra đánh giá trƣớc khi giáo viên ra đề sẽ tạo đƣợc sự đồng bộ về kiến thức ngôn ngữ cũng nhƣ kỹ năng cần kiểm tra đồng thời có sự tƣơng đồng về độ khó. Nhƣ vậy sẽ tránh đƣợc tình trạng có đề quá khó hoạc quá dễ; có đề chỉ tập chung vào kiểm tra ngữ pháp mà coi nhẹ ngữ âm, từ vựng hoặc các kỹ năng ngôn ngữ nhƣ đọc hiểu, viết

Chỉ đạo GV áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau để đánh giá các kỹ năng ngoại ngữ của SV một cách toàn diện.

Hiện nay ở trƣờng CĐCNTN, môn tiếng Anh chỉ đƣợc kiểm tra chủ yếu hai kỹ năng: đọc hiểu và viết. Với mục tiêu sau khi ra trƣờng SV phải đạt đƣợc mức độ yêu cầu về giao tiếp cả 4 kỹ năng : nge, nói, đọc, viết thì việc áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra đánh giá là hết sức cần thiết, tạo động lực cho hoạt động dạy của GV và hoạt động học của SV.

c. Điều kiện thực hiện

Cán bộ quản lý, giảng viên phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá trong hoạt động dạy học, thống nhất về quan điểm và các tiêu chí đánh giá.

Xây dựng đƣợc các tiêu chuẩn về đánh giá chất lƣợng dạy học vừa đảm bảo quy chế vừa phù hợp với thực tế và thuận lợi cho việc thực hiện.

Để nâng cao chất lƣợng dạy học có nhiều biện pháp quản lý hoạt động dạy học. Tuy nhiên với kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh ở trƣờng CĐCN Thái Nguyên, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý nêu trên.Các biện pháp đó có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất.Biện pháp này là cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp còn lại nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học.

Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn là trọng tâm của quản lý hoạt động dạy học, nếu quản lý thực hiện quy chế chuyên môn tốt thì chất lƣợng đào tạo mới đƣợc cải tiến.

Hoạt động chuyên môn của nhà trƣờng có mạnh hay không chính là ở đội ngũ GV vì họ đóng vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Do vậy cần thiết phải có đội ngũ GV có trình độ chuyên môn tốt, vững vàng về nghiệp vụ sƣ phạm, yêu ngƣời, yêu nghề đáp ứng với yêu cầu đào tạo ngày càng cao của xã hội. Họ cần phải đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ, phát huy khả năng sƣ phạm và đổi mới phƣơng pháp. Hơn nữa, đội ngũ GV giỏi nghề, chuyên nghiệp thì mới thực hiện tốt quy chế chuyên môn.

Bên cạnh đó, GV muốn dạy tốt thì phải bám sát mục tiêu chƣơng trình. Mục tiêu chƣơng trình dạy học là cơ sở lựa chọn nội dung giảng dạy, lựa chọn phƣơng pháp giảng dạy, lựa chọn phƣơng tiện giảng dạy và đánh giá đƣợc hiệu quả, giá trị của một bài giảng, một khóa giảng hay cả một chƣơng trình. Quản lý tốt việc thực hiện đúng mục tiêu chƣơng trình dạy học của GV sẽ giúp cho sản phẩm của dạy học đáp ứng đƣợc đúng mục tiêu đề ra.

Ngƣợc lại, có các biện pháp quản lý hiệu quả để thực hiện tốt việc đánh giá kết quả học tập của SV sẽ giúp cho việc thu thập thông tin phản hồi của hoạt động dạy học, qua đó có cơ sở để điều chỉnh phƣơng pháp giảng dạy phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của môn học và đối tƣợng ngƣời học; đồng thời giúp SV nhìn lại việc học của bản thân và có định hƣớng phấn đấu để đạt kết quả và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thành tích cao hơn trong học tập. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ việc dạy học là điều kiện cần, song phải biết sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học đó và áp dụng CNTT vào giảng dạy một cách phù hợp mới hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Có thể nói, các biện pháp quản lý trên có mối tƣơng quan chặt chẽ, vì thế khi vận dụng cần linh hoạt, mềm dẻo và đồng bộ mới nâng cao đƣợc hiệu quả quản lý, nâng cao chất lƣợng dạy học môn Tiếng Anh ở Trƣờng CĐCN Thái Nguyên.

3.4. Kết quả khảo nghiệm giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất

Những biện pháp trên đây đƣợc đề xuất dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực tiễn công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh của Hiệu trƣởng trƣờng CĐCN Thái Nguyên.

Để thăm dò giá trị khoa học của biện pháp đề xuất, chúng tôi tiến hành: Xây dựng mẫu phiếu trƣng cầu ý kiến; Lựa chọn khách thể điều tra; Lấy ý kiến khảo sát; Xử lý kết quả.

Trong mẫu trƣng cầu ý kiến, chúng tôi thiết kiến hai lĩnh vực:

* Nhận thức về mức độ cần thiết của 6 biện pháp đƣợc đề xuất vó 4 mức độ:

- Rất cần thiết (RCT) - Ít cần thiết (ICT)

- Cần thiết (CT) - Không cần thiết (KCT)

* Nhận thức về mức độ khả thi có 4 mức độ:

- Rất khả thi (RKT) - Ít khả thi (IKT)

- Khả thi (KT) - Không khả thi (KCT)

Sau khi xin ý kiến của các chuyên gia, tác giả tiến hành mã hóa kết quả thành tỷ lệ phần trăm, nhận xét và đƣa ra kết luận.

Tổng số ngƣời đƣợc xin ý kiến: 52 ngƣời

Cán bộ QL của nhà trƣờng: 12 ngƣời

Chuyên viên phòng đào tạo: 6 ngƣời

Giáo viên khoa khoa học cơ bản: 13 ngƣời

Giáo viên chủ nhiệm: 14 ngƣời

Kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết

RCT % CT % ICT % KCT %

1

Tăng cƣờng quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình dạy học

40 77 12 23 0 0 0 0

2

Quán triệt việc thực hiện hiệu quả qui chế chuyên môn

49 94,2 3 5,8 0 0 0 0

3

Tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động của ngƣời học

45 86,5 7 13,5 0 0 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4

Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho giảng viên

47 90,4 5 9,6 0 0 0 0

5

Chỉ đạo việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy

43 83 9 17 0 0 0 0

6

Quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra

46 88,5 6 11,5 0 0 0 0

Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy, các chuyên gia đánh giá những biện pháp đề xuất của chúng tôi là rất cần thiết và cần thiết.

Mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý đề xuất đƣợc các chuyên gia đánh giá không đồng đều. Trong đó đƣợc đánh giá cần thiết nhất là biện pháp Quán triệt việc thực hiện hiệu quả qui chế chuyên môn (tỷ lệ 94,2%), tiếp đến là biện pháp Bồi dƣỡng đội ngũ, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho giáo viên. Các biện pháp còn lại cũng đƣợc đánh giá cần thiết ở mức độ khá

cao nhƣ : Chỉ đạo việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy và Tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động của ngƣời học.

Bảng 3.2: Đánh giá về mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất TT Các biện pháp đề xuất Mức độ cần thiết

RCT % CT % ICT % KCT %

1

Tăng cƣờng quản lý mục tiêu, nội dung chƣơng trình dạy học

27 52 23 44 2 4 0 0

2 Quán triệt việc thực hiện

hiệu quả qui chế chuyên môn 46 88,5 6 11,5 0 0 0 0

3

Tăng cƣờng chỉ đạo thực hiện đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tích cực, chủ động của ngƣời học

40 77 12 23 0 0 0 0

4

Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho giảng viên

42 86,5 7 13,5 0 0 0 0

5

Chỉ đạo việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và áp dụng công nghệ thông tin và giảng dạy

17 32,7 23 44,3 12 23 0 0

6

Quản lý công tác tổ chức kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của sinh viên theo chuẩn đầu ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35 67 13 33 0 0 0 0

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy các chuyên giá đánh giá 6 biện pháp trên ở mức độ khả thi.

Theo các ý kiến chuyên gia, có 3 biện pháp (chiếm 50%) có tính khả thi rất cao, đó là: Quán triệt việc thực hiện hiệu quả qui chế chuyên môn; Bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sƣ phạm cho giảng viên; Quản lý công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV theo chuẩn đầu ra.

Biện pháp có mức độ khả thi thấp nhất là Chỉ đạo việc tăng cƣờng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để có phƣơng tiện dạy học hiện đại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoài chức năng và quyền hạn của Hiệu trƣởng. Hơn nữa, thói quen “dạy chay” của GV cũng là rào cản rất lớn.

Với kết quả đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp cho ta thấy: Tất cả những ngƣời đƣợc hỏi đều cho rằng giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp QL là phù hợp nhau. Những biện pháp có tính cấp thiết cao thì tính khả thi cũng cao. Tuy nhiên cũng có biện pháp cần thiết nhƣng tính khả thi không tƣơng ứng nhƣ biện pháp Chỉ đạo việc tăng cƣờng sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học và áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Để thực hiện biện pháp này, ngoài sự cố gắng của Hiệu trƣởng còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trƣờng và sự

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 93)