Mục tiêu của dạy học môn Tiếng Anh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 29)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Mục tiêu của dạy học môn Tiếng Anh

Môn học Tiếng Anh giảng dạy ở các trƣờng trung cấp nghề, các trƣờng cao đẳng nghề nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh giúp cho ngƣời học nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phát triển năng lực sử dụng Tiếng Anh đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trƣờng lao động trong quá trình hội nhập quốc tế.

a. Về kiến thức

Sau khi học xong chƣơng trình cao đẳng, SV đã nắm đƣợc kiến thức cơ bản và hệ thống về Tiếng Anh thực hành, có thể sử dụng vào cuộc sống, công việc, trang bị thêm một số vốn Tiếng Anh để phục vụ cho ngành nghề của mình.

b. Về kĩ năng

Ngƣời học sau khi học xong môn học Tiếng Anh phải đạt đƣợc các kỹ năng sử dụng tiếng Anh chủ yếu sau đây:

- Khả năng nói để ngƣời khác hiểu đƣợc trong giao tiếp thông thƣờng và trong môi trƣờng làm việc.

- Khả năng nghe và hiểu thông tin ngƣời khác diễn đạt trong giao tiếp thông thƣờng và trong môi trƣờng làm việc.

- Khả năng đọc và hiểu thông tin trong giao tiếp thông thƣờng và trong môi trƣờng làm việc.

- Khả năng viết và diễn đạt để ngƣời khác hiểu trong giao tiếp thông thƣờng và trong môi trƣờng làm việc.

c. Về thái độ

Học TA giúp cho SV có tình cảm và thái độ đúng đắn với đất nƣớc, con ngƣời, nền văn hóa, ngôn ngữ của đất nƣớc đang học tiếng, trên cơ sở đó bồi dƣỡng, phát triển thái độ tình cảm tốt đẹp biết tự hào, yêu quý, tôn trọng đối với ngôn ngữ và văn hóa dân tộc mình. Bƣớc đầu có nhu cầu tìm hiểu, biết cách tự học để nắm vững, sử dụng tiếng nƣớc ngoài trong học tập cũng nhƣ trong công việc, trong đời sống. Xây dựng và phát triển ý thức, năng lực làm việc trong cộng đồng thông qua các hoạt động ngôn ngữ.

1.3.3. Nội dung chương trình

Chƣơng trình môn Tiếng Anh ở trƣờng Cao đẳng nghề đƣợc thực hiện theo chƣơng trình chung do Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội ban hành (theo thông tƣ số 30/2009/TT - BLĐTBXH ngày 09/9/2009 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội). Áp dụng cho khóa học nghề trình độ cao đẳng theo quy định tại Quyết định số 58/2008/QĐ- BLĐTBXH ngày 09/6/2008 của Bộ trƣởng Bộ Lao động Thƣơng Binh và Xã hội, nội dung chƣơng trình đƣợc giảng dạy là 120 tiết (60 tiết Tiếng Anh cơ sở và 60 tiết Tiếng Anh chuyên ngành).

Nội dung chƣơng trình đƣợc thể hiện nhƣ sau:

TT Nội dung Tiếng Anh cơ sở Tiếng Anh chuyên ngành

1 Tên học

phần

Tiếng Anh 1 Tiếng Anh 2

2 Số tín chỉ 04 tín chỉ 04 tín chỉ

3 Trình độ Cho sinh viên năm thứ nhất Cho sinh viên năm thứ 2 4 Phân bổ - Lên lớp lý thuyết: - Lên lớp lý thuyết:

TT Nội dung Tiếng Anh cơ sở Tiếng Anh chuyên ngành

thời gian 4 (tiết/tuần) x 12 (tuần) = 48tiết. -Thảo luận: 6(tiết/tuần)x4(tuần)= 24 tiết. - Tổng số tiết thực dạy: 4x12+6x4=72 tiết thực hiện. - Tổng số tiết chuẩn: 4x12+6x4/2 = 60 tiết chuẩn 4(tiết/tuần) x12 (tuần) = 48tiết. - Thảo luận: 6(tiết/tuần)x4(tuần)=24tiết. - Tổng số tiết thực dạy: 4x12+6x4=72 tiết thực hiện. - Tổng số tiết chuẩn: 4x12+6x4/2=60 tiết chuẩn. 5 Các học phần

học trƣớc Không Tiếng Anh cơ sở

6 Học phần thay thế, học phần tƣơng đƣơng Không Không 7 Mục tiêu của học phần

Sau khi học xong học phần này sinh viên có khả năng nghe, nói, đọc, viết ở mức độ trung bình của trình độ sơ cấp, có thể sử dụng tiếng Anh căn bản trong cuộc sống hàng ngày.

- Trang bị cho sinh viên một số từ vựng, cấu trúc, thuật ngữ cơ bản bằng tiếng Anh trong ngành Cơ khí. - Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng thực hành và đọc hiểu các tài liệu bằng tiếng Anh trong ngành Cơ khí. - Vận dụng vốn từ, cấu truc, thuật ngữ tiếng Anh thông dụng về ngành Cơ khí trong học tập, nghiên cứu, và thực tiễn sản xuất.

8

Mô tả vắn tắt nội dung

học phần

Học phần Tiếng Anh cơ sở bao gồm những nội dung kiến thức sau:

Rèn luyện đồng đều cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Học phần Tiếng Anh này bao gồm những nội dung kiến thức sau:

Học phần Tiếng Anh chuyên ngành giới thiệu và

TT Nội dung Tiếng Anh cơ sở Tiếng Anh chuyên ngành

từ mức độ thấp đến mức độ trung bình của trình độ sơ cấp. Nội dung gồm bốn thành tố: từ vựng, ngữ pháp, kỹ năng và các tình huống giao tiếp tƣơng ứng với chủ điểm của từng bài.

hƣớng dẫn một số kỹ năng đọc hiểu cơ bản, một số cấu trúc ngữ pháp cần thiết, và một số từ vựng kỹ thuật ngành Cơ khí 9 Nhiệm vụ của sinh viên

- Tự nghiên cứu bài học trƣớc ở nhà; - Dự lớp 80% tổng số thời lƣợng của học phần; - Hoàn thành các bài tập đƣợc giao; - Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ.

- Tham dự đầy đủ các bài kiểm tra.

- Dự lớp 80% tổng số thời lƣợng của học phần; - Hoàn thành các bài tập đƣợc giao;

- Tham dự đầy đủ các bài kiểm tra;

- Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ.

10 Tài liệu học tập

- Giáo trình chính:

[1]; Soars, L., Soars, J; New Headway Elementary - Student’s Book; Oxford University Press; 2000. [2]; Soars, L., Soars, J. New Headway Elementary -

Workbook; Oxford

University Press; 2000.

- Sách, giáo trình chính: 1]; English for Technical Students, Section of Foreign Languages; Thai Nguyen University of Technology; 2008. 11 Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên và thang điểm

* Tiêu chuẩn đánh giá: - Thảo luận, bài tập, chuyên cần.

- Kiểm tra giữa học phần.

* Tiêu chuẩn đánh giá: - Thảo luận, bài tập, chuyên cần.

TT Nội dung Tiếng Anh cơ sở Tiếng Anh chuyên ngành

- Thi kết thúc học phần. * Thang điểm:

- Chuyên cần: 10%. - Thảo luận, bài tập: 10%. - Kiểm tra giữa học phần: 20%. - Điểm thi kết thúc học phần: 60 %.

- Thi kết thúc học phần. * Thang điểm:

-Chuyên cần: 10%.

-Thảo luận, bài tập: 10%. - Kiểm tra giữa học phần: 20%. - Thi kết thúc học phần: 60 %.

Trong trƣờng cao đẳng nghề, tổ trƣởng bộ môn và hiệu trƣởng trực tiếp quản lý hoạt động dạy học Tiếng Anh theo nội dung, chƣơng trình và lập kế hoạch hoạt động môn học cho một học kỳ, một năm học. Chƣơng trình đƣợc xây dựng theo định hƣớng cơ bản sau:

Kỹ năng giao tiếp mang lại mục tiêu của quá trình dạy học, kiến thức ngôn ngữ là phƣơng tiện để hình thành và phát triển kỹ năng giao tiếp.

SV là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo của quá trình dạy học. Giảng viên là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn quá trình dạy học.

Nội dung dạy học đƣợc lựa chọn và trình bày theo hệ thống chủ điểm và vừa đảm bảo tính giao tiếp cao, vừa đảm bảo tính cơ bản, chính xác và hiện đại của ngôn ngữ.

Chƣơng trình là cơ sở cho việc biên soạn sách giáo khoa, quản lý quá trình dạy và học, kiểm tra kiến thức ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, đánh giá kết quả học tập và chất lƣợng giảng dạy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để áp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngƣời học, điều kiện thực tế, nền kinh tế, xã hội các cấp quản lý đã tiến hành đổi mới cả về chƣơng trình, nội dung giáo trình sao cho phù hợp với khả năng, yêu cầu của SV giúp cho SV có đủ điều kiện cần thiết để hội nhập vào cuộc sống.

Với nét đặc trƣng riêng, dạy và học TA không giống với các môn học khác. Trong quá trình dạy và học ngƣời học phải luôn tham gia với tƣ thế chủ động hơn. Các kỹ năng nghe - nói - trả lời câu hỏi luôn đòi hỏi ngƣời học phải có khả năng tƣ duy nhanh và đặc biệt là phải có phản xạ kịp thời, mạnh dạn để khả năng giao tiếp trong giờ học tốt. Với mục tiêu học TA đƣợc mở rộng nhƣ một công cụ giao tiếp, do vậy phƣơng pháp dạy học TA phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nhằm đạt đƣợc mục đích của giáo dục, phƣơng pháp phải gắn với nội dung dạy học, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng nhƣ lứa tuổi SV. Trên cơ sở đó phƣơng pháp dạy học TA đặt ra các yêu cầu sau:

Giảng viên (GV), ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, đóng vai trò ngƣời trọng tài, ngƣời cố vấn các hoạt động của SV.

Sinh viên chủ thể nhận thức, đƣợc phát triển trong hoạt động, đƣợc giáo viên hƣớng dẫn, khuyên giải. SV học tập bằng hành động tuỳ theo hứng thú và khả năng của mình, từ chỗ làm quen chuyển dần sang tái tạo.

Sử dụng ngày càng nhiều các phƣơng pháp và phƣơng tiện kỹ thuật để cá thể hóa việc học tập của SV. Giảng viên sử dụng đồ dùng dạy học, các phƣơng tiện dạy học hiện đại nhƣ máy tính, đèn chiếu, máy, đài, đĩa…

Quan tâm chu đáo việc hƣớng dẫn SV học tập cá nhân, giúp SV phát triển khẩu ngữ, khả năng giao tiếp.

Việc lựa chọn các phƣơng pháp dạy học Tiếng Anh cụ thể phải phối hợp tối ƣu những năng lực sáng tạo của giảng viên, kinh nghiệm nhận thức của SV và những đặc điểm, nội dung của môn học.

Từ những yêu cầu này mà các phƣơng pháp dạy học đáp ứng mục tiêu dạy học môn Tiếng Anh đƣợc GV và SV thực hiện bao gồm:

- Phƣơng pháp đọc - hiểu: Phƣơng pháp đọc hiểu là một quá trình cảm thụ trong đó có sự tƣơng tác giữa tƣ duy và ngôn ngữ, cần có sự kết hợp đồng thời nhiều kỹ năng phức tạp để có thể đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu.

- Phƣơng pháp dạy học trực quan: gồm phƣơng pháp quan sát và trình bày trực quan. Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đỗi diễn ra trong đối tƣợng quan sát. Quan sát là hình thức cảm tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện, hình thành những biểu tƣợng ban đầu về đối tƣợng của thế giới xung quanh. Quan sát gắn chặt với tƣ duy. Phƣơng pháp trình bày trực quan là phƣơng pháp sử dụng những phƣơng tiện trực quan, phƣơng tiện kỹ thuật dạy học trƣớc, trong và sau khi nắm tài liệu mới trong khi ôn tập, củng cố, hệ thống hoá và kiểm tra tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Phƣơng pháp vấn đáp: Phƣơng pháp vấn đáp là phƣơng pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để SV trả lời nhằm gợi mở cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích luỹ đƣợc trong cuộc sống, nhằm giúp SV củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức đã tiếp thu đƣợc và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá, giúp SV tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.

- Phƣơng pháp thực hành: gồm phƣơng pháp luyện tập, phƣơng pháp ôn tập,. Phƣơng pháp luyện tập là sự chỉ dẫn của GV, SV lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định trong những hoàn cảnh khác nhau nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo.

- Phƣơng pháp dạy học ôn tập là phƣơng pháp giúp SV mở rộng, đào sâu, khái quát hoá, hệ thống hoá tri thức đã học, nắm vững những kỹ năng, kỹ xảo đã đƣợc hình thành, phát triển trí nhớ, tƣ duy của họ. Đồng thời qua đó có thể điều chỉnh, sửa chữa những sai lầm trong hệ thống tri thức của họ.

- Phƣơng pháp hoạt động nhóm: Là phƣơng pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho SV hình thành các nhóm học tập nhỏ. Mỗi thành viên trong nhóm học tập này vừa có trách nhiệm tự học tập, vừa có trách nhiệm giúp đỡ các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành mục đích học tập chung của cả nhóm.

- Phƣơng pháp kiểm tra đánh giá (Tự luận, trác vi khách quan, vấn đáp). - Mỗi phƣơng pháp dạy học có ƣu thế riêng trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học: Các phƣơng pháp dùng lời có ƣu thế trong việc hình thành tri thức khoa học cho SV, nhóm các phƣơng pháp dạy học thực tiễn có ƣu thế trong việc hình thành những kĩ năng và kĩ xảo, năng lực hoạt động trí tuệ cho SV; nhóm phƣơng pháp kiểm tra, đánh giá có ƣu thế trong việc thu nhận thông tin về kết quả dạy học, làm cơ sở thực thi việc đánh giá;

- Mỗi phƣơng pháp đều có ƣu điểm và hạn chế nhất định, nếu sử dụng phối hợp các phƣơng pháp thì sẽ giúp khắc phục đƣợc những hạn chế và phát huy đƣợc ƣu điểm của từng phƣơng pháp.

- Mỗi phƣơng pháp có yêu cầu và điều kiện sử dụng nhất định. Không có phƣơng pháp vạn năng cho mọi nội dung, mọi tình huống, mọi điều kiện dạy học.

Để lựa chọn, vận dụng phù hợp các phƣơng pháp, GV cần căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung của bài học, đặc trƣng của môn học, đặc điểm nhận thức của SV, trình độ sƣ phạm, năng lực chuyên môn của bản thân, phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện có, không gian, thời gian dạy học, nguyên tắc dạy học,ƣu điểm và hạn chế của từng phƣơng pháp.

1.3.5. Hình thức tổ chức dạy học

Có nhiều hình thức tổ chức dạy học khác nhau

- Hình thức dạy học lớp - bài: Tổ chức dạy học trên số đông SV, đáp ứng đƣợc việc thực hiện các mục tiêu giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, giúp cho SV lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo có kế hoạch, có hệ thống phù hợp với những yêu cầu của tâm lý học, giáo dục học. Hình thức này đảm bảo đƣợc sự thống nhất về kế hoạch, chƣơng trình và nội dung dạy học.

- Hình thức hoạt động ngoại khoá: nhƣ: Rung chuông vàng Tiếng Anh, Câu lạc bộ tiếng Anh… tạo nên sân chơi bổ ích, kích thích khả năng ngoại ngữ. - Hình thức tự học: đây là hình thức tổ chức dạy học phát huy mạnh mẽ nhất tính chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của SV trong học tập, giải quyết

các nhiệm vụ môn học. Tiến hành hoạt động SV có thể phát triển tự học theo hƣớng cá nhân hoặc nhóm.

- Hình thức thảo luận: sử dụng bảng phụ, bảng nhóm để SV luyện tập chung và thảo luận nhóm để làm các bài tập tự luận, qua đó GV kiểm tra đƣợc lỗi chính tả, việc áp dụng các cấu trúc đã học vào bài nhƣ thế nào.

- Tổ chức các hình thức hoạt động cho SV đi tham quan ở các nhà máy, khu công nghiệp liên doanh nƣớc ngoài để phát triển kỹ năng nói Tiếng Anh.

- Ngoài các hình thức dạy học với giảng viên ngƣời Việt có thể mời giảng viên nƣớc ngoài giảng dạy tại trƣờng mỗi tuần một buổi cho SV và GV.

1.4. Quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trƣờng Cao đẳng nghề

1.4.1. Đặc thù công tác quản lí hoạt động dạy học môn tiếng Anh ở trường Cao đẳng nghề Cao đẳng nghề

Quản lí hoạt động DH môn Tiếng Anh bao gồm quản lí toàn bộ HĐD của GV và hoạt động học tập, rèn luyện của SV. Trong quá trình dạy học, bản chất tác động sƣ phạm của GV đối với SV là sự điều khiển. Bởi thế, các nhà quản lí chủ yếu tập trung vào quản lí HĐD của GV để quản lí HĐH của SV, quản lí chất lƣợng dạy học của Tổ bộ môn, của Khoa.

Quản lí hoạt động DH tiếng Anh chính là quá trình nhà quản lí hoạch định, tổ chức, chỉ đạo, điều khiển, kiểm tra, đánh giá hoạt động DH của GV nhằm đạt đƣợc mục tiêu dạy học, mục tiêu giáo dục của đơn vị. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quản lí hoạt động DH Tiếng Anh là quá trình quản lí nhằm đảm bảo việc

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 29)