Tầm quan trọng của dạy học môn Tiếng Anh trong thực hiện mục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 26)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Tầm quan trọng của dạy học môn Tiếng Anh trong thực hiện mục

đào tạo

Hoạt động DHNN là hoạt động trong đó ngƣời dạy đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo giúp ngƣời học phát huy tính tích cực, chủ động để định hình

và dần dần hoàn thiện, phát triển kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ nhất định, tạo nên hoạt động chung của ngƣời dạy và ngƣời học. Trong DHNN, chỉ có HĐH ngoại ngữ ở HSSV mới có HĐD ngoại ngữ ở GV. Tùy theo yêu cầu của từng nội dung bài học, kỹ năng rèn luyện mà GV có phƣơng pháp dạy và HSSV có phƣơng pháp học để đạt đƣợc mục tiêu dạy học hiệu quả.

Nhận thức đƣợc vị trí và vai trò quan trọng của môn tiếng Anh. Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều nghị quyết, chỉ thị, thông tƣ về việc đổi mới và không ngừng nâng cao chất lƣợng dạy học ngoại ngữ. Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2001 - 2010 đã nhấn mạnh "Chú trọng trang bị và nâng cao kiến thức ngoại ngữ cho học sinh, sinh viên".

Dạy học ngoại ngữ cũng nhƣ dạy học các môn học khác trong chƣơng trình đào tạo, đều đáp ứng các chức năng của dạy học nói chung. Theo F.Closet, một trong những chuyên gia về giáo học pháp ngoại ngữ của Bỉ: “Việc dạy học ngoại ngữ nhằm mục đích: thực hành (tích lũy kiến thức để giao tiếp), giáo dục (phát triển năng lực ngƣời học) và giáo dƣỡng (tìm hiểu đời sống, văn hóa…của nƣớc khác). Mục tiêu của DHNN là giúp ngƣời học có khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ đƣợc học thông qua việc định hình và phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ bao gồm kỹ năng thu nhận và tái tạo, trong đó kỹ năng nghe và đọc là kỹ năng thu nhận, kỹ năng nói và viết là kỹ năng tái tạo”. [10]

Hoạt động dạy học ngoại ngữ thực hiện nhiệm vụ hình thành và phát triển cho ngƣời học 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết. Có thể mô tả cấu trúc của hoạt động DHNN theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: Cấu trúc hoạt động dạy học ngoại ngữ

Bốn kỹ năng giao tiếp trên có mối quan hệ qua lại phức tạp và gắn bó hữu cơ với nhau trong đó khẩu ngữ (Nói - Nghe) đƣợc chú trọng đặc biệt và đi trƣớc một bƣớc so với bút ngữ (Viết - Đọc).

Ở trƣờng Cao đẳng nghề, dạy học môn Tiếng Anh có tầm quan trọng trong công tác đào tạo nói chung vì những lý do sau:

Thứ nhất, dạy học môn Tiếng Anh giúp SV hình thành công cụ giao tiếp hàng ngày, một trong những yêu cầu cơ bản để ngƣời trẻ có thể làm chủ cuộc sống tích cực trong các mối quan hệ hoà nhập. Tiếng Anh không chỉ là một trong các môn cơ bản không thể thiếu của học vấn từ phổ thông đến đại học mà còn là phƣơng tiện hữu ích để khai thác thông tin và công cụ giao tiếp, giúp cá nhân cập nhật tri thức để hội nhập và phát triển.

tạo là vấn đề khó khăn của nhiều sinh viên, mà “chiếc chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa tiến thân chính là giỏi ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Tầm quan trọng của tiếng Anh đang ngày càng đƣợc khẳng định. Vậy nên, Tiếng Anh không còn chỉ dừng lại trong phạm vi một môn học mà đã dần trở thành công cụ giao tiếp hàng ngày của rất nhiều bạn trẻ. Môn tiếng Anh cung cấp cho SV một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hóa

Thứ hai, dạy học môn Tiếng Anh giúp SV trên cơ sở hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu môn học để phát triển tƣ duy, đặc biệt là tƣ duy ngôn ngữ gắn với các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Tƣ duy ngôn ngữ hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Anh và chuyển tải nội dung của nhiều môn học khác góp phần hình thành và phát triển nhân cách của SV, giúp SV tiếp thu tri thức ngôn ngữ, kỹ năng, kỹ xảo học tập,

Thứ ba, kết quả dạy học môn Tiếng Anh trong chƣơng trình đào tạo nghề ở các trƣờng Cao đẳng nghề còn giúp SV biết vận dụng tri thức và kĩ năng của môn TA vào quá trình học tập - tự đào tạo nghề nói chung đối với các môn học khác trong chƣơng trình đào tạo để hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng anh ở trường cao đẳng công nghệ thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)