Tác động của hoạt động M&A với đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài tới ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)

trƣờng tiềm năng ở Việt Nam. Ngân hàng ngoại nhìn thấy tiềm năng tăng trƣởng của ngành ngân hàng ở các thị trƣờng mới nổi nhƣ Việt Nam còn rất lớn, mặc dù sự tăng trƣởng trong ngành tài chính- ngân hàng không đi theo đƣờng thẳng mà tủy thuộc vào diễn biến kinh tế trong nƣớc và thế giới. Để gia nhập thị trƣờng Việt Nam thì biện pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất là trở thành cổ đông của các NH Việt Nam thông qua M&A. Thứ hai, phần lớn các ngân hàng ngoại mua cổ phiếu của các ngân hàng Việt Nam đã có mặt ở Việt Nam từ trƣớc nhƣ HSBC, ANZ, việc M&A với các ngân hàng trong nƣớc cà để mở rộng thị phần là các khách hàng truyền thống của ngân hàng trong nƣớc và tất nhiên, các ngân hàng đều muốn hƣởng lợi khi mua cổ phiếu, kỳ vọng vào cổ tức cùng với giá thị trƣờng của cổ phiếu tăng cao trong tƣơng lai.

3.3.2. Tác động của hoạt động M&A với đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài tới ngân hàng Việt Nam ngân hàng Việt Nam

Đối với các NHTM Việt Nam, hoạt động M&A với đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoại mang lại nhiều tác động tích cực.

Thứ nhất, gia tăng quy mô vốn cũng nhƣ tổng tài sản. Việc bán cổ phần cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khiến tổng vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam gia tăng đáng kể. Sau 2 thƣơng vụ bán cổ phần cho đối tác chiến lƣợc

nƣớc ngoài, vốn điều lệ Vietinbank giờ tăng lên 32.661 tỷ đồng, tăng vốn tự có lên khoảng 45.000 tỷ VND.

Thứ hai, nâng cao vị thế ngân hàng nhờ vị thế đối tác. Việc M&A với các ngân hàng lớn sẽ góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng, không chỉ trong nƣớc mà cả trên trƣờng quốc tế. Điều này đã đƣợc thể hiện rõ nét qua các thƣơng vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam, đặc biệt ở các thƣơng vụ mua bán cổ phần có yếu tố nƣớc ngoài. Có thể nói rằng hầu hết các thƣơng vụ trên đều góp phần làm tăng vị thế ngân hàng. Đơn cử nhƣ với việc IFC nắm giữ 10% hay Mitsubishi Tokyo UFJ (BTMU) nắm giữ 20% cổ phần, vị thế của VietinBank đã tăng lên đáng kể trong con mắt nhà đầu tƣ. Ngày 28/12/2012, Công ty xếp hạng danh tiếng Standard & Poor’s đã tăng mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành dài hạn của VietinBank từ B+ lên BB- với triển vọng “ổn định”. S&P cũng tăng mức xếp hạng dài hạn theo khu vực ASEAN của VietinBank từ “axBB” lên “axBB+”. Mức xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành ngắn hạn của VietinBank vẫn giữ nguyên ở mức B. Đồng thời, trái phiếu không đảm bảo có độ ƣu tiên cao của VietinBank cũng đƣợc nâng từ B+ lên BB-. Tƣơng tự vậy, ngày 16/11/2012, S&P cũng nâng xếp hạng tín nhiệm EximBank ở mức B+ với triển vọng ổn định với quan điểm EIB sẽ đƣợc hƣởng lợi từ sự hợp tác với ĐTCL nƣớc ngoài nắm giữ 15% vốn là Tập đoàn Sumitomo Mitsui Banking

Thứ ba là tăng cơ sở khách hàng, hoạt động M&A làm tăng cơ sở khách hàng nhờ tận dụng hệ thống khách hàng của nhau. Vì mỗi ngân hàng có một đặc thù kinh doanh riêng phù hợp với tiềm năng vốn có của nó, do vậy khi kết hợp lại sẽ có những lợi thế riêng để khai thác, bổ sung cho nhau. Nhƣ sau khi hợp tác chiến lƣợc VietinBank và BTMU, hai bên đã hợp tác tích cực để có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ tốt hơn nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng DN Nhật Bản đang hoạt động tại Việt Nam, đón đầu phục

vụ các DN Nhật Bản có kế hoạch hoạt động tại Việt Nam. Đồng thời, hai bên cũng đã nghiên cứu và triển khai hợp tác trong lĩnh vực phục vụ các DN đa quốc gia, các DN có mối quan hệ hợp tác về thƣơng mại, đầu tƣ giữa Việt Nam và Nhật Bản và các DN tiềm năng khác tại Việt Nam. VietinBank và BTMU đã cùng phát triển một sản phẩm mới dành cho ngƣời Nhật Bản thƣờng trú tại Việt Nam là gói sản phẩm Việt Nam Sakura Benefit Package (VSBP). Sản phẩm đã triển khai vào tháng 9/2014 với nhiều khách hàng cá nhân ngƣời Nhật Bản đã mở tài khoản tại VietinBank. Ngoài ra, hai bên cũng đang tập trung phát triển kách hàng cá nhân qua việc hợp tác, liên kết kinh doanh với các DN Nhật Bản. Đến nay VietinBank đã hợp tác với nhiều công ty Nhật Bản để thực hiện các dịch vụ cho các cán bộ nhân viên và khách hàng của các công ty này.

Thứ tƣ, hoạt động M&A còn đem lại cho ngân hàng lợi thế về đa dạng hóa hệ thống dịch vụ, chọn lọc nhân tài cũng nhƣ đƣợc hƣởng những lợi ích về thuế. Chẳng hạn, sau khi Standard Chartered Bank trở thành ĐTCL của ACB, các khách hàng VIP của ACB sẽ đƣợc phục vụ trọn gói các yêu cầu giao dịch tài chính và tƣ vấn riêng theo phƣơng thức đầu tƣ tài chính sinh lợi nhất tại Standard Chartered Bank cũng nhƣ có cơ hội nhận ƣu đãi tại các địa điểm giao dịch của Standard Chartered Bank tại Singapore và Malaysia…

Ngoài những tác động tích cực trên, hoạt động M&A với ĐTCL nƣớc ngoài giúp các ngân hàng trong nƣớc học hỏi kinh nghiệm trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng nƣớc ngoài. Đơn cử nhƣ việc ACB áp dụng mô hình "Chuyên viên tƣ vấn tài chính cá nhân" (Personal Financial Consultant - PFC) của Standard Chartered tại hệ thống của mình và xem đó là một kinh nghiệm quý báu. Hoặc nhƣ việc SeABank áp dụng các mô hình quản trị rủi ro của Societe General. Điều này cho thấy trong hoạt động M&A với ĐTCL nƣớc ngoài, các bên trong những “mối lƣơng duyên”

này tìm đến với nhau không chỉ vì lợi ích tài chính. Rõ ràng các ngân hàng nội có nhiều lợi ích trong quan hệ hợp tác này, những lợi thế cạnh tranh mà không phải dễ dàng mua đƣợc bằng các lợi ích tài chính.

3.4. MÔI TRƢỜNG THỰC TẾ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG M&A VỚI ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC NƢỚC NGOÀI

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 79)