Kết quả hoạt động (Earning Performance)

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

Đầu tiên với chỉ số ROAE, dữ liệu thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của các ngân hàng đƣợc thể hiện ở hình 3.13, cho thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTM có ĐTCL nƣớc ngoài có sự tăng trƣởng sau khi thực hiện M&A. Nhƣ trƣờng hợp ACB, tỷ lệ ROAE đã tăng từ 30.02% năm 2005 lên 34.43% vào năm 2006 và đạt tỷ lệ 44.49% vào năm 2007, tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2005-2013. Hay các trƣờng hợp

của ABB (từ 1.54% tăng lên 7.38%), STB (từ 16.27% tăng lên 19.76%). Theo thống kê của tác giả có 7 ngân hàng (ACB, EIB, ABB, STB, SEABANK, PNB, VPB) tỷ lệ ROAE tăng sau khi thực hiện M&A. So sánh với mức ROAE trung bình của mẫu nghiên cứu, ta thấy trong giai đoạn 2005-2013, các ngân hàng có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động tƣơng đối hiệu quả, đặc biệt là 4 trƣờng hợp ACB, STB, TCB, EIB.

Hình 3.13: Chí số ROAE của các ngân hàng có ĐTCL nước ngoài

Đối với chỉ số ROAA, kết quả nghiên cứu thể hiện ở hình cho thấy xu hƣớng giảm dần trong giai đoạn 2005-2013. Nhìn chung, chỉ số ROAA của 12 ngân hàng có đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài tốt hơn với mức trung bình của mẫu nghiên cứu (hình 3.14). Năm 2005, có 6 ngân hàng (ACB, OCB, STB, PNB, TCB, VPB) có tỷ lệ ROAA lớn hơn mức trung bình ngành (1.06%). Năm 2006, có 7 ngân hàng (EIB, ABB, OCB, STB, PNB, TCB, VCB) có tỷ lệ lớn hơn mức trung bình ngành (1.72%) và năm 2009 có 8 ngân hàng có mức ROAA lớn hơn mức trung bình ngành (1.51%). Trong các năm còn lại ít nhất 5 ngân hàng đều đạt ROAA lớn hơn mức trung bình.

Hình 3.14: Chỉ số ROAA của các ngân hàng có ĐTCL nước ngoài

Nếu xét riêng từng ngân hàng, ta thấy có sự cải thiện rõ rệt tỷ lệ ROAA sau khi thực hiện M&A ở các ngân hàng ABB, STB, SEABANK, PNB, VPB. Trong khi đó ở ACB, TCB tỷ lệ ROAA luôn đƣợc giữ mức ổn định và hợp lý trong giai đoạn 2005-2013, sau khi thực hiện M&A vào năm 2005, mặc dù có sự sụt giảm đáng kể trong hai năm 2012, 2013 do ảnh hƣởng của một số yếu tố khách quan lẫn chủ quan.

Xét về tiêu chí cơ cấu thu nhập, theo hình 3.15, thống kê mô tả tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ trên tổng thu nhập hoạt động của 12 ngân hàng có ĐTCL nƣớc ngoài, cho thấy tỷ lệ này có xu hƣớng tăng trong giai đoạn 2005-2013. Hầu hết các ngân hàng có ĐTCL nƣớc ngoài có tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ trên tổng thu nhập cao hơn mức trung bình của mẫu nghiên cứu sau khi thực hiện M&A. Điển hình ACB luôn có tỷ lệ thu nhập dịch vụ cao hơn mức trung bình mẫu nghiên cứu trong giai đoạn sau M&A (2006 đến 2013), hay ABB luôn có tỷ lệ thu nhập dịch vụ cao hơn mức trung bình của mẫu nghiên cứu sau khi thực hiện M&A vào năm 2007 (Giai đoạn trƣớc M&A tỷ lệ này ở ABB là thấp hơn mức trung bình của mẫu nghiên cứu) và ở các trƣờng hợp khác nhƣ EIB, OCB, STB, TCB, VPB, sau khi thực hiện M&A, tỷ lệ thu nhập dịch vụ cao

Hình 3.15: Tỷ lệ thu nhập dịch vụ của các ngân hàng có ĐTCL nước ngoài

Xét riêng về các ngân hàng, thống kê cho thấy sau khi thực hiện M&A với ĐTCL nƣớc ngoài các ngân hàng đã cải thiện rõ rệt mức tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ trên tổng thu nhập. Trong 12 ngân hàng, có 10 trƣờng hợp tỷ lệ này luôn lớn hơn trƣớc khi M&A. Điều này cho ta thấy xét chung về tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập bình quân của mẫu nghiên cứu, và xét riêng lẻ cho từng ngân hàng thì sự có mặt của ĐTCL nƣớc ngoài đã giúp các NHTM phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ mới ngoài các sản phẩm dịch vụ truyền thống khác.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)