M&A là hoạt động vì lợi ích đa chiều, ẩn chứa nhiều rủi ro vì vậy đòi hỏi sự chuyên nghiệp từ các bên tham gia giao dịch.
- Đối với các ngân hàng, tổ chức tài chính trong nước: M&A là một lĩnh vực vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và các ngân hàng trong nƣớc có rất ít kinh nghiệm trong hoạt động này. Tâm lý của các ngân hàng lớn là chủ yếu muốn tự thân phát triển, hoạt động độc lập, ít có tầm nhìn chiến lƣợc về hoạt động tài chính ngân hàng khu vực và toàn cầu cho nên họ ngại sáp nhập với ngân hàng lớn khác. Khi ngân hàng lớn tiếp nhận ngân hàng nhỏ, thì cũng ẩn chứa một tâm lý là gánh vác trách nhiệm rủi ro từ những ngân hàng nhỏ, thiếu kinh nghiệm thẩm định các tài sản, hồ sơ pháp lý của ngân hàng tham gia. Trong khi đó các ngân hàng nhỏ thƣờng bảo thủ, không muốn bị lệ thuộc và tâm lý sợ bị mất quyền lãnh đạo ngân hàng mình, thƣờng bản thân ngân hàng mình “tốt” thì cũng chẳng đời nào đi M&A, chỉ có “ xấu” thì nên M&A thôi.
- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Mặc dù họ có nhiều kinh nghiệm về M&A nhƣng môi trƣờng M&A tại Việt Nam không thuần nhất và mang tính chuyên nghiệp cao nhƣ hoạt động M&A trên thế giới do hành lang pháp lý chƣa đầy đủ, thị trƣờng chƣa phát triển, độ minh bạch trong các báo cáo tài chính dẫn đến phát sinh nhiều bất cập trong quá trình thƣơng lƣợng trƣớc, trong và sau khi thực hiện các giao dịch M&A ngân hàng.
- Công ty và đội ngũ tư vấn M&A: Đội ngũ luật sƣ, các công ty tƣ vấn về hoạt động M&A ở Việt Nam đang còn rất ít hạn chế cả về trình độ, kinh nghiệm, cách thức tổ chức thực hiện. Các tổ chức tƣ vấn và luật sƣ nƣớc ngoài thì lại ít am hiểu pháp luật, môi trƣờng kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam. Sự bất cập và ranh giới khoảng cách này làm cho các hoạt động giao dịch M&A trƣớc đây vốn ít có giao dịch lại càng ít sôi động hơn