PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ CAMEL

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)

CAMEL là một hệ thống đánh giá do Cục Quản lý các tổ hợp tín dụng quốc gia Mỹ (National Credit Union Administration - NCUA) xây dựng và áp dụng từ tháng 10/1987 với mục tiêu cung cấp công cụ hỗ trợ giám sát các tổ hợp tín dụng tại Mỹ. Ngay sau khi xuất hiện, phƣơng pháp này đã đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về hệ thống ngân hàng tại nhiều quốc gia, nhƣ các nghiên cứu của Keeley (1988), Gilbert (1991), Swindle (1995).

Trong nghiên cứu này, hệ thống đánh giá CAMEL sẽ đƣợc áp dụng cho 12 ngân hàng thƣơng mại đã thực hiện M&A với ĐTCL nƣớc ngoài trong giai đoạn 2005-2013, từ đó so sánh hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý của các ngân hàng trƣớc và sau khi thực hiện M&A.

(1) Độ an toàn vốn (Capital adequacy)

Độ an toàn vốn đƣợc xác định bởi tỷ lệ CAR với cách thức đo lƣờng nhƣ trong Basel II: CAR = (Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/Tổng tài sản có rủi ro. Tuy nhiên do sự thiếu hụt các thuyết minh báo cáo tài chính nên việc xác định tỷ số CAR thiếu tính chính xác, vì vậy tác giả đã thu thập tỉ số CAR do các NHTM tính toán trong các báo cáo thƣờng niên trong giai đoạn 2005-2013.

(2) Chất lƣợng tài sản (Assets quality)

Chất lƣợng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ phần trăm của nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Tại Việt Nam, nợ xấu đƣợc quy định là những khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì chất lƣợng tài sản càng thấp, ảnh hƣởng đến tính bền vững trong hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng. Tác giả tính toán tỷ lệ nợ xấu của 12 ngân hàng dựa trên BCTC của 12 NHTM, rồi so sánh với tỷ lệ nợ xấu trung bình ngành của toàn hệ thống ngân hàng, do NHNN công bố từng năm.

(3) Hiệu quả quản lý (Management efficiency) Để đánh giá hiệu quả quản lý của các ngân hàng, tỷ lệ chi tiêu trên thu nhập từng ngân hàng đƣợc tính toán và so sánh qua từng năm.

(4) Kết quả hoạt động (Earnings performance) Kết quả hoạt động của các ngân hàng đƣợc phản ánh thông qua hai chỉ số cơ bản: ROAA, ROAE và tỷ số xác định cơ cấu thu nhập lợi nhuận dịch vụ/ tổng thu nhập. Tác giả tính toán ROAA, ROAE, và tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ của 29 ngân hàng.

- Trong đó ROAA( Return On Average Asset - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân)= Lợi nhuận sau thuế/ Trung bình tổng tài sản

Trung bình tổng tài sản đƣợc tính bằng trung bình cộng của 2 năm liền kề - Tỷ số ROAE (Return On Average Equity - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân)= Lợi nhuận sau thuế/ Trung bình vốn chủ sở hữu

Trung bình vốn chủ sở hữu đƣợc tính bằng trung bình cộng của 2 năm liền kề.

- Tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ = Lợi nhuận từ dịch vụ/ Tổng lợi nhuận

Tác giả tính toán ROAA, ROAE, và tỷ lệ lợi nhuận dịch vụ của 29 ngân hàng, sau đó so sánh các tỷ số này của 12 ngân hàng có ĐTCL với trung bình mẫu (Chi tiết xem phụ lục )

(5) Tính thanh khoản (Liquidity) Chỉ tiêu cuối cùng trong hệ thống đánh giá CAMEL là tính thanh khoản, đƣợc xác định bởi tỷ lệ giữa các tài sản có tính thanh khoản cao và các khoản tiền gửi của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)