Giới hạn mức độ liên kết

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)

- M&A theo chiều ngang (Horizontal M&A): Thực chất đây là hoạt động M&A giữa hai ngân hàng kinh doanh và cạnh tranh trên một cùng một dòng sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong cùng một thị trƣờng. Kết quả từ sáp nhập theo dạng này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trƣờng, kết hợp thị trƣờng, kết hợp thƣơng hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cƣờng hiệu quả của hệ thống phân phối. Ví nhƣ: Trƣờng hợp JP Morgan ngân hàng lớn thứ 2 tại Mỹ mua lại Bankone, lớn thứ 6 tại mỹ, với giá 60 tỷ USD vào năm 2004.

- M&A theo chiều dọc (Vertical M&A): là hình thức giữa hai ngân hàng nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới mở rộng thị trƣờng về phía trƣớc (forward merger) hoặc phía sau (backward merger) của ngân hàng sáp nhập trên chuỗi giá trị đó nhƣ: Ngân hàng TMCP Liên việt thực hiện mua lại Công ty dịch vụ tiết kiệm bƣu điện của Tổng công ty bƣu chính Việt Nam để xây dựng thành NHTMCP Bƣu điện Liên Việt nhằm thừa hƣởng mạng lƣới bƣu cục làm điểm giao dịch và tiết kiệm bƣu điện trở thành sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.

- M&A hình thành tập đoàn: là giao dịch M&A diễn ra giữa ngân hàng và doanh nghiệp hoạt động ở các lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề không liên quan với nhau. Một tên gọi khác của giao dịch này là sáp nhập kết hợp (conglomeration). Kiểu sáp nhập này rất phổ biến vào thập niên 60 khi các luật chống độc quyền ngăn cản các doanh nghiệp có ý định sáp nhập theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Bởi vì M&A hình thành tập đoàn không ảnh hƣởng lập tức đến mức độ tập trung thị trƣờng. Lợi ích của hoạt động M&A này là giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị trƣờng và lợi nhuận tăng nhờ có nhiều sản phẩm dịch vụ.

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 28)