Đây là giai đoạn trƣớc tái cơ cấu ngành ngân hàng, giai đoạn này nhiều NHTM cổ phần đƣợc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng sắp phá sản, nên nhiều ngân hàng hoạt động èo uột, uy tín thấp,...Đến thời điểm 1996-1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Vào đầu năm 1998, một số NHTMCP, đặc biệt là các NHTMCP nông thôn đã lâm vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã áp dụng hàng loạt các biện pháp xử lý, củng cố và hỗ trợ các NHTMCP yếu kém, cải tổ cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực hiện Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NH TMCP Việt Nam” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, các NHTMCP đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu toàn diện. Các NHTMCP kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác. Đến hết tháng 12/2002, NHNN đã thu hồi giấy phép của 12 NHTMCP.
Bảng 3.4: Các giao dịch sáp nhập và mua lại ngân hàng trước năm 2004
Ngân hàng sáp nhập Ngân hàng bị sáp nhập Thời gian
NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Đồng Tháp 1997
NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Đại Nam 1999
NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Châu Phú 2001 NHTM CP Phƣơng Nam Qũy TDND Định Công Thanh Trì 2000 NHTM CP Sài Gòn thƣơng tín NHTM CP Thạnh Thắng, Cần Thơ 2002
NHTM CP Đà Nẵng Cty Tài chính sài gòn SFC Thành lập NHTM CP Việt Á
2003 NHTM CP Nhà Hà Nội NHTM CP Quảng Ninh 2003 NHTM CP Kỹ Thƣơng NHTM CP Nông thôn Hải Phòng 2003 NHTM CP Đông Á NHTM CP Tứ Giác Long Xuyên 2001 NHTM CP Phƣơng Đông NHTM CP Nông thôn Tây Đô 2003 NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Nông thôn Cái sắn 2003
NHTM CP Quốc Tế NHTM CP Mekong 2001
NH Đầu tƣ và Phát triển NHTM CP Nam Đô 2003 NHTM CP Đông Á NHTM Nông thôn Tân Hiệp 2003
Nguồn: Ngô Đức Huyền Ngân (2009)
3.2.2.2. Giai đoạn từ 2004 đến nay
Từ năm 2004 trở lại nay hoạt động đầu tƣ, góp vốn mua cổ phần, một hình thức M&A, của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hay trong nƣớc để trở thành cổ đông chiến lƣợc của các ngân hàng trong nƣớc đã diễn ra mạnh mẽ.
Giai đoạn 2007-2008: Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã mở rộng cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Đây đƣợc coi là giai đoạn bùng nổ hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam, với hơn 10 thƣơng vụ M&A ghi nhận đƣợc (năm 2007 có 13 thƣơng vụ; năm 2008 có 11 thƣơng vụ).
Giai đoạn 2009- 2010: Do ảnh hƣởng của khủng hoảng tài chính Mỹ đã lan rộng ra toàn cầu, các nƣớc đều lâm vào tình trạng khó khăn trong phát triển kinh tế. Chính vì thế, hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam cũng chịu những tác động không nhỏ, M&A bƣớc vào giai đoạn thoái trào với số thƣơng vụ M&A ngân hàng tăng đột biến vào năm 2009 (36 thƣơng vụ và giảm đột ngột tới 36% số lƣợng thƣơng vụ vào năm 2010 (23 thƣơng vụ); giá trị của mỗi thƣơng vụ có xu hƣớng giảm.
Giai đoạn 2011- 2012: đây là giai đoạn hoạt động M&A ngân hàng ở Việt Nam không có sự gia tăng đáng kể về mặt lƣợng, nhƣng đã tiến một bƣớc dài với giá trị mỗi thƣơng vụ. Trong giai đoạn trƣớc việc thành lập các NHTMCP mới và nâng cấp các ngân hàng nông thôn diễn ra sôi động đã dẫn đến một thực trạng có quá nhiều ngân hàng ở Việt Nam, cơ cấu vốn hoạt động nhỏ. Khi gặp những khó khăn của nền kinh tế, những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn lớn, vì vậy buộc các ngân hàng này phải hợp sức để duy trì hoạt động.
Nhìn một cách tổng thể, thực trạng các thƣơng vụ M&A ngân hàng thời gian từ 2004 đến nay diễn ra chủ yếu dƣới hình thức mua cổ phần của các ngân hàng mục tiêu trong nƣớc. Về cơ bản, có 3 nhóm đối tƣợng đi mua chính:
Một là, các tổ chức tài chính nƣớc ngoài. Xu hƣớng này tăng nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007. Các tổ chức tài chính nƣớc ngoài trở thành cổ đông của các ngân hàng Việt Nam với tỷ lệ cổ phần cho phép lên tới 15%, một số trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc phép nắm tới 20% tỷ lệ sở hữu.
Hai là, các tổng công ty, tập đoàn thuộc các lĩnh vực khác. Những năm vừa qua, thị trƣờng Việt Nam cũng dấy lên làn sóng đầu tƣ ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty. Trong đó tập trung đầu tƣ nhiều vào lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán (bảng 3.5).
Bảng 3.5: Đầu tư của các tập đoàn kinh tế, công ty tại các NHTMCP
Ngân hàng mục tiêu
Bên mua/góp vốn Thời gian Tỷ lệ
nắm giữ
An Bình Tập đoàn điện lực Việt Nam 2005 30% Ocean Bank Tập đoàn dầu khí Việt Nam 2006 20% PG Tổng công ty xăng dầu Việt Nam 2007 40% MBB Tổng công ty trực thăng Việt Nam 2006 4,7% Liên Việt Cty Dịch vụ hàng không sân bay
Tân sơn nhất, Tổng cty thƣơng mại Sài Gòn, Cty TNHH Him Lam
2008 2,43% 4,57% 18% Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Ba là, bản thân các ngân hàng trong nƣớc nắm giữ cùng lúc nhiều cổ phần của các ngân hàng trong nƣớc khác. Đây thực chất là sở hữu chéo giữa các ngân hàng với nhau. Trƣờng hợp VCB cùng lúc nắm giữ cổ phần của hơn 10 ngân hàng trong nƣớc khác nhƣ Giadinh Bank, EIB, OCB, MB…là một ví dụ (Xem bảng 3.6).
Bảng 3.6: Hoạt động nắm giữ cổ phần giữa các ngân hàng trong nước
Ngân hàng thu mua Ngân hàng mục tiêu
VCB, STB, ACB Gia Định
BIDV, STB HD bank
VCB, STB OCB
VCB, Agribank VIB
VCB, STB MB
ACB KLB, Việt Nam Thƣơng tín, Đại Á
VP Bank Mỹ xuyên
ACB, VCB EIB
VCB, Dầu khí toàn cầu Đại Dƣơng
Nguồn: Ngô Đức Huyền Ngân (2009)
Bên cạnh hình thức góp vốn, mua cổ phần trên, M&A trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này còn có cả hình thức sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng (Bảng 3.7). Đây là thời điểm thực hiện đề án tái cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015, với nội dung chính là khuyến khích việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các TCTD theo nguyên tắc tự nguyện.
Bảng 3.7: Sáp nhập và hợp nhất giữa các TCTD Việt Nam
STT Tổ chức cũ Tổ chức mới Năm M&A
1 NHTM CP Đệ Nhất NHTM CP Sài Gòn 2011 Hợp nhất NHTM CP Tín Nghĩa
NTHM CP Sài Gòn
2 NHTMCP Liên Việt NHTM CP Bƣu Điện Liên Việt
2011 Sáp nhập Công ty Tiết kiệm bƣu
điện
3 NHTM CP Nhà Hà Nội NHTM CP Sài Gòn- Hà Nội 2012 Sáp nhập NHTM CP Sài gòn- Hà
Nội
4 NHTM CP Phƣơng Tây NHTM CP Đại chúng 2013 Hợp nhất Tổng công ty CP Tài chính dầu khí 5 NHTM CP Phát triển nhà TP Hồ Chí Minh NHTM CP Phát triền nhà Hồ Chí Minh 2013 Sáp nhập NHTM CP Đại Á Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3. HOẠT ĐỘNG M&A VỚI ĐỐI TÁC CHIẾN LƢỢC CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM