Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)

3.1.1.1. Quy mô về vốn

Theo số liệu báo cáo của NHNN, tính đến đầu tháng 7/2014, tổng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng đạt 428,7 nghìn tỷ đồng, tăng 2,21% so với cuối năm 2013.

Từ năm 2008 đến nay, các NHTMCP trong nƣớc bắt đầu cuộc đua tăng vốn điều lệ, hệ quả từ quá trình thực hiện tăng vốn điều lệ theo quy định của nghị định 141/2006/NĐ-CP và nghị định 10/2011/NĐ-CP ngày 26/11/2011 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 141. Để đạt đƣợc mức vốn quy định nhiều NHTMCP thực hiện phƣơng án bán cổ phần cho Ngân hàng nƣớc ngoài để họ tham gia trở thành cổ đông chiến lƣợc của ngân hàng trong nƣớc, một số ngân hàng thực hiện M&A nhƣ ngân hàng Habubank sáp nhập vào SHB, hay trƣờng hợp hợp nhất 3 ngân hàng: NHTMCP Sài gòn với NHTMCP Đệ nhất và NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa.

Trong lĩnh vực ngân hàng, vốn điều lệ (Vốn pháp định) là một trong những điều kiện quan trọng hàng đầu theo quy định của NHNN. Các NHTM không đủ điều kiện theo quy định về vốn điều lệ thì phải thực hiện sáp nhập hay bán lại cho các tổ chức TC-NH khác. NHTM là một định chế tài chính, khi mất thanh khoản sẽ dẫn đến rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng, mặt khác NHTM là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra bảo lãnh cho các doanh nghiệp. Do vậy, các NHTM cần phải có quy mô đủ lớn để tham gia vào thị trƣờng ngân hàng.

Hiện nay, quy mô vốn điều lệ của các NHTM ở Việt Nam rất thấp, năng lực tài chính yếu, khả năng cạnh tranh còn hạn chế sẽ ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 30,000,000 35,000,000 40,000,000 V ie tinb an k A gr iban k B ID V V ie tc om bank S ac om ba nk E xi m ban k S C B MB ACB P vc om ban k T ec hc om bank SH B H dba nk M ar iti m eb ank V N B C Li en vi et pos tba nk V pb ank T pb ank S eA bank D ong A ban k A B B ank VIB S ou rt her nB ank O cea nba nk M D ban k B ac A ba nk M H B O C B V ie tA ban k S ai gon B an k G pb ank -2 010 NCB V ie tc api tal ban k P G B ank V ie tB ank N am A ba nk K ie nl ong ban k B ao V iet B ank

Hình 3.1 Vốn điều lệ của 38 NHTM Việt Nam (năm 2013)

Từ hình 3.1, ta thấy số lƣợng NHTM Việt Nam tƣơng đối lớn (38 ngân hàng), nhƣng số lƣợng ngân hàng quy mô nhỏ, vốn điều lệ dƣới 3,5 nghìn tỷ

đồng chiếm đa số (12 ngân hàng). Vốn điều lệ năm 2013 của các NHTM nhƣ Vietinbank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cũng chỉ ở mức xấp xỉ 1,7 tỷ đô, những ngân hàng nhƣ BIDV, Agribank, VCB có vốn cũng chỉ ở mức 1,4 tỷ đô và 1,1 tỷ đô. Trong các ngân hàng nhóm 2, nhƣ EIB, STB cũng có số vốn chƣa đến 600 triệu USD. Khi so sánh với số liệu bảng 3.1 ta thấy số vốn của NHTM các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia, Indonesia có vốn điều lệ khá lớn từ 618 triệu USD đến 4 tỷ USD; các ngân hàng ở Singapore: hơn 5 tỷ đến 10 tỷ USD (Phan Diên Vỹ, 2012).

Bảng 3.1: Vốn điều lệ của một số NHTM trong khu vực Châu Á (31/12/2012)

Đơn vị: Triệu USD

Quốc Gia Vốn điều lệ Quốc Gia Vốn điều lệ

SINGAPORE MALAYSIA

DBS Bank 17.096 May Bank 2.775

United Overseas Bank 4.440 Public Bank (PBB) 1.161 Oversea- Chinese

Banking Corporation 9.953 Commerce Asset- Holding 2.438

THÁI LAN AMMB Holding 991

Bankok Bank 1.376 Hong Leong Bank 618 Siam Commercial

Bank 2.408 INDONESIA

Kasikorn Bank 1.048 Bank Mandiri 1.199 Krung Thai Bank 3.450 Bank BNI 1.541 Siam City Bank 853 Bank Central Asia 1.304

Thai Military Bank 1.441

Nguồn: Tổng hợp từ www.thebankerdatabase.com, Phan Diên Vỹ (2012)

3.1.1.2. Hệ số an toàn vốn tối thiểu(Car)

Hệ số an toàn vốn tối thiểu là tiêu chí quan trọng nhằm đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Theo hiệp ƣớc basel 1 hệ số này phải đƣợc đảm bảo ở mức 8%, theo basel 2 tỷ lệ này tăng lên 12%.

Tuy nhiên nếu so sánh hệ số Car của các TCTD Việt Nam đang còn ở mức thấp hơn chƣa đạt mức trung bình của ngân hàng các nƣớc trong khu vực

Hình 3.2: Hệ số an toàn vốn của một số nước Châu Á

Nguồn: UBGSTCQG

Hệ số Car của NHTM Việt Nam giảm từ mức 13,25% của năm 2013 xuống còn 12,75% năm 2014. Hệ số Car của các NHTM Việt Nam đƣợc tính theo quy định của thông tƣ 13/2010/TT-NHNN, và hầu hết các NHTM đáp ứng đƣợc tỷ lệ an toàn vốn 9% (Hình 3.3), nhƣng cách tính theo thông tƣ 13 so với các tiêu chuẩn của Basel II vẫn còn khá hạn chế. Cụ thể theo thông tƣ 13, cách tính tổng vốn, bao gồm vốn cấp 1 và cấp 2 đã khá tƣơng đồng với Basel II, nhƣng phần mẫu số mới chỉ xác định rủi ro tín dụng, chƣa tính đến rủi ro thị trƣờng và rủi ro tác nghiệp. Do đó nếu tính theo thông tƣ 13, hệ số CAR của NHTM Việt Nam sẽ cao hơn và không tƣơng đồng khi so sánh tỷ lệ CAR đƣợc tính toán tại các nƣớc tuân thủ Basel II.

Hình 3.3: Tỷ lệ Car toàn ngành giai đoạn 2010- 2013

Nguồn: UBGSTCQG

3.1.1.3 Hiệu quả hoạt động Kinh doanh

Lợi nhuận sau thuế của toàn hệ thống năm 2013 đạt khoảng 29 nghìn tỷ đồng, tăng đáng kể so với năm 2012 (UBGSTCQG). Lợi nhuận cải thiện có đóng góp chủ yếu từ hoạt động tín dụng, cắt giảm mạnh chi phí hoạt động và lợi nhuận tăng thêm từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, góp vốn mua cổ phần, lãi từ hoạt động dịch vụ, lãi từ hoạt động khác. Điều này thể hiện nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống trong việc kiểm soát chi phí, phát triển kinh doanh, kiểm soát chất lƣợng tín dụng (Hình 3.4).

Hình 3.4: Các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời ROA, ROE

Mặc dù hiệu quả sinh lời năm 2013 đã có những cải thiện khả quan, nhƣng nếu so sánh với các nƣớc trong khu vực, hiệu quả sinh lời của các NHTM Việt Nam rất thấp (Hình 3.5)

Hình 3.5: Hiệu quả sinh lời khu vực ngân hàng của một số quốc gia

Nguồn: UBGSTCQG, IMF và NFSC

3.1.1.4. Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng có chiếu hƣớng giảm nhƣng vẫn đang ở mức cao. Tỷ lệ nợ xấu toàn ngành năm 2013 ở mức 3,79 % (nguồn NHNN). Sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, nợ xấu theo báo cáo tại Việt Nam có chiều hƣớng tăng trong giai đoạn 2009-2012, trong khi tỷ lệ nợ xấu của các quốc gia trong khu vực giảm dần và ổn định ở mức 3% tại thời điểm cuối năm 2012 (Hình 3.6).

Hình 3.6: Diễn biến nợ xấu của một số nước trong khu vực

Hiện nay, hệ thống tổ chức tín dụng đang tích cực xử lý nợ xấu bằng nguồn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và qua VAMC, từ năm 2012 đến cuối tháng 12/2013, tổng số nợ xấu của hệ thống các TCTD Việt Nam đã đƣợc xử lý là 105,9 nghìn tỷ đồng (NHNN, UBGSTCQG).

3.1.2. Mức độ đầu tƣ công nghệ

Năng lực tài chính và năng lực công nghệ đƣợc xem là những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định năng lực cạnh tranh của NHTM. Trong đó yếu tố công nghệ luôn đƣợc các ngân hàng quan tâm để nâng cao chất lƣợng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo lợi thế cạnh tranh. Đối với ngành ngân hàng, đầu tƣ cho công nghệ mang tính chất sống còn. Theo một thống kê của McKinsey, công nghệ thông tin cũng có tác động nhất định đến lợi nhuận ròng của ngân hàng. Xét về mặt cơ hội, công nghệ thông tin giúp tăng 43- 48% lãi ròng của ngân hàng nhƣng cũng có thể kéo giảm 29-36% lợi nhuận khi xét ở khía cạnh thách thức (McKinsey, 2014).

Cho tới thời điểm hiện tại, có thể nói hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu, chƣa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lƣợng dịch vụ của ngân hàng thƣơng mại và năng lực quản trị điều hành của NHNN.

Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do quy mô vốn nhỏ bé và tỷ suất lợi nhuận không cao dẫn đến đầu tƣ cho công nghệ hiện đại bị hạn chế. Theo Gardner, một hãng nghiên cứu hàng đầu thế giới về công nghệ đã chỉ ra rằng các ngân hàng tiên tiến chi mỗi năm trung bình 6,6% trên doanh thu cho công nghệ. Mức đầu tƣ nâng cấp công nghệ ngân hàng bình quân một năm của các ngân hàng lớn trên thế giới nhƣ Citibank, Mizuho, HSBC, JP Morgan, Standard Chartered Bank từ 800 triệu USD đến 1,2 tỷ USD (theo Fitch Ratings) lớn hơn vốn của các NHTM Việt Nam.

Hiện nay các NHTM đã bắt đầu đầu tƣ nhiều hơn vào công nghệ nhƣ việc sử dụng các giải pháp ngân hàng lõi (core banking), triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử, hệ thống thẻ…Tuy nhiên việc ứng dụng giải pháp ngân hàng lõi tại các ngân hàng Việt Nam hiện nay gặp rất nhiều khó khăn và quản lý không đồng đều, bởi việc ứng dụng này phụ thuộc vào vốn và kinh nghiệm ở mỗi ngân hàng.

3.1.3. Năng lực quản trị điều hành

Quy trình quản trị trong các TCTD nói chung của các NHTM nói riêng chƣa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, hệ thống thông tin quản lý và công tác quản lý rủi ro chƣa hiệu quả. Năng lực quản lý của hệ thống ngân hàng còn kém thể hiện ở mức chi phí ngoài lãi trên thu nhập ngoài lãi nếu so sánh với một số nƣớc trong khu vực là khá cao (Bảng 3.2).

Bảng 3.2: Chi phí ngoài lãi/ Thu nhập ngoài lãi của một số nước

Úc 42%

Trung Quốc 40%

Singapore 38%

Thái Lan 44%

Việt Nam 49%

Nguồn: NHNN, báo cáo ngân hàng vietinbanksc 2013.

3.1.4. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm qua cho thấy các NHTM phát triển rất nhanh về hệ thống mạng lƣới, tuy nhiên sản phẩm dịch vụ đơn giản. Theo Economist Inteligente Unit, trung bình 1 tập đoàn TC-NH hoạt động toàn cầu cung cấp khoảng 2 triệu sản phẩm. Trong khi đó, ở Việt Nam theo thống kê cuả NHNN thì các NHTM chỉ cung cấp khoảng 100 sản phẩm. Chủ yếu là các sản phẩm đơn giản nhƣ tiền gửi và tiền vay, các sản

NHTM tuy đƣợc cải thiện nhƣng vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung của thế giới. Sự tập trung cao vào các hoạt động truyền thống cho nên thu nhập lãi thuần thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các NHTM Việt Nam, đó là điều khác biệt với các ngân hàng nƣớc ngoài (Xem hình 3.7), các hoạt động thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Việt Nam chỉ đóng một phần nhỏ. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng Việt Nam ở mức 15% trong năm 2012.

Hình 3.7. Thu nhập ngoài lãi của NHTM Việt Nam

Nguồn: WB

Trong các ngân hàng nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhƣ HSBC hay Standard Chartered bank, 60-70% doanh thu của họ là đến từ thu phí dịch vụ, trong khi đó tỷ lệ doanh thu tƣơng tự của các ngân hàng trong nƣớc là thu nhập lãi.

3.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM

3.2.1. Sơ lƣợc hoạt động M&A ngân hàng trên thế giới

Giá trị giao dịch M&A toàn cầu đạt 3.480 tỷ USD năm 2014, tăng 22% so với mức 2.850 tỷ USD năm 2012 và đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử từ năm 2007 (4.620 tỷ USD) và năm 2006 (đạt 3.910 tỷ USD) (theo Dealogic M&A review 2014, Hình 3.8)

Hình 3.8: M&A toàn cầu từ năm 2007 đến 2014 Nguồn: Dealogic

Trong 10 lĩnh vực hàng đầu thu hút M&A toàn cầu (Hình 3.9), hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính không phải là lĩnh vực thu hút nhất trong 2 năm 2013, 2014 khi lĩnh vực này chỉ đứng thứ 7 trong năm 2014.

Hoạt động M&A trong lĩnh vực TC-NH luôn giữ ở mức cao từ năm 2000 trở lại đây. Mặc dù có sự giảm rõ rệt từ năm 2007 đến nay do khủng hoảng tài chính. Năm 2007 giá trị M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đạt 1.016,80 tỷ USD (M&A Outlook 2013) và kết thúc năm 2014, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt đƣợc 213,8 tỷ USD (Bảng 3.3)

Bảng 3.3: Giá trị M&A toàn cầu ngành tài chính - ngân hàng từ 2012 - 2014

Năm Giá trị tỷ USD Số thƣơng vụ

2012 257 2959

2013 235,8 2686

2014 213,8 2479

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Dealogic

Giá trị các giao dịch M&A xuyên quốc gia đạt 1.070 tỷ USD (8.666 thƣơng vụ) vào năm 2014, tăng hơn so với mức 775,5 tỷ USD vào năm 2013 (hình 3.10) và đạt mức cao nhất kể từ năm 2008 (1.110 tỷ USD giá trị và 11.515 thƣơng vụ). (Dealogic, Hình 3.10)

Hình 3.10: Hoạt động M&A xuyên biên giới trên toàn cầu từ năm 2008 đến 2013

3.2.2. Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam

Hoạt động M&A đem lại nhiều lợi ích dài hạn, bao gồm thúc đẩy tăng trƣởng, giảm chi phí, giảm sự cạnh tranh. M&A giúp các ngân hàng thu hút thêm vốn, đồng thời phát triển hệ thống công nghệ thông tin, mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng thị phần, thu đƣợc lợi thế về quy mô, tăng hiệu quả hoạt động, từ đó làm tăng lợi nhuận. Chính những lợi ích này đã trở thành động lực thúc đẩy các ngân hàng tìm kiếm đối tác phù hợp để tham gia M&A. Kể từ thƣơng vụ M&A đầu tiên vào năm 1997 đến nay, M&A trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam đã liên tục phát triển. Hoạt động M&A ngân hàng Việt Nam có thể đƣợc chia ra làm hai giai đoạn chính

3.2.2.1. Giai đoạn trƣớc năm 2004

Đây là giai đoạn trƣớc tái cơ cấu ngành ngân hàng, giai đoạn này nhiều NHTM cổ phần đƣợc sáp nhập các hợp tác xã tín dụng sắp phá sản, nên nhiều ngân hàng hoạt động èo uột, uy tín thấp,...Đến thời điểm 1996-1997, nền kinh tế Việt Nam lại chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực. Vào đầu năm 1998, một số NHTMCP, đặc biệt là các NHTMCP nông thôn đã lâm vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ gây ảnh hƣởng dây chuyền đến cả hệ thống. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã áp dụng hàng loạt các biện pháp xử lý, củng cố và hỗ trợ các NHTMCP yếu kém, cải tổ cơ cấu lại toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực hiện Đề án “Chấn chỉnh và sắp xếp lại các NH TMCP Việt Nam” đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999, các NHTMCP đã trải qua giai đoạn tái cơ cấu toàn diện. Các NHTMCP kinh doanh thua lỗ, năng lực tài chính yếu bị giải thể, sáp nhập, hợp nhất với ngân hàng khác. Đến hết tháng 12/2002, NHNN đã thu hồi giấy phép của 12 NHTMCP.

Bảng 3.4: Các giao dịch sáp nhập và mua lại ngân hàng trước năm 2004

Ngân hàng sáp nhập Ngân hàng bị sáp nhập Thời gian

NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Đồng Tháp 1997

NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Đại Nam 1999

NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Châu Phú 2001 NHTM CP Phƣơng Nam Qũy TDND Định Công Thanh Trì 2000 NHTM CP Sài Gòn thƣơng tín NHTM CP Thạnh Thắng, Cần Thơ 2002

NHTM CP Đà Nẵng Cty Tài chính sài gòn SFC Thành lập NHTM CP Việt Á

2003 NHTM CP Nhà Hà Nội NHTM CP Quảng Ninh 2003 NHTM CP Kỹ Thƣơng NHTM CP Nông thôn Hải Phòng 2003 NHTM CP Đông Á NHTM CP Tứ Giác Long Xuyên 2001 NHTM CP Phƣơng Đông NHTM CP Nông thôn Tây Đô 2003 NHTM CP Phƣơng Nam NHTM CP Nông thôn Cái sắn 2003

NHTM CP Quốc Tế NHTM CP Mekong 2001

NH Đầu tƣ và Phát triển NHTM CP Nam Đô 2003 NHTM CP Đông Á NHTM Nông thôn Tân Hiệp 2003

Nguồn: Ngô Đức Huyền Ngân (2009)

Một phần của tài liệu Hoạt động mua bán và sáp nhập với đối tác chiến lược nước ngoài của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 61)