Với số liệu từ báo cáo tài chính, tính thanh khoản của 12 ngân hàng đã tiến hành M&A với ĐTCL nƣớc ngoài đƣợc mô tả nhƣ hình 3.16. Cụ thể, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao/ tổng tiền gửi của các ngân hàng có ĐTCL nƣớc ngoài có xu hƣớng tăng cao hơn sau khi thực hiện M&A. Nhƣ trƣờng hợp ACB, tỷ lệ thanh khoản trƣớc khi M&A là 0.43 vào năm 2005, nhƣng sau khi thực hiện M&A tỷ lệ thanh khoản tăng trong các năm 2006 đến 2009. Tƣơng tự nhƣ EIB, ABB, STB, SEABANK, PNB, TCB, VPB.
Hình 3.16: Chí số thanh khoản của các ngân hàng có ĐTCL nước ngoài
Tóm lại, xét theo tiêu chí CAMEL, 12 ngân hàng có ĐTCL nƣớc ngoài đã nhận đƣợc những thay đổi khả quan từ hoạt động M&A với ĐTCL nƣớc ngoài. Đặc biệt có sự cải thiện rõ rệt trong tỷ trọng lợi nhuận dịch vụ trên tổng thu nhập, điều này có thể giải thích một phần là do có sự tham gia của ĐTCL nƣớc ngoài có hiệu quả, họ đã giúp các ngân hàng thƣơng mại này phát triển các sản phẩm mới, mở rộng các hoạt động dịch vụ và các ngân hàng có ĐTCL nƣớc ngoài kiểm soát nợ xấu khá tốt trong toàn hệ thống NHTM. Sự có mặt của ĐTCL nƣớc ngoài đã tác động khá tốt lên bức tranh tài chính của NHTM, giúp các NHTM nâng cao năng lực tài chính thông qua tăng vốn điều lệ, từ đó gia tăng hệ số an toàn hoạt động của các ngân hàng. Những kết luận này cũng khá phù hợp nghiên cứu của nhóm tác giả Bruce Kiene, David W. Helin và Brad Eckerdt (2011). Theo đó, những giao dịch xuyên quốc gia, đặc biệt là những giao dịch thâu tóm 50% trở lên quyền sở hữu của ngân hàng mục tiêu, thƣờng nhanh chóng đẩy mạnh lợi nhuận vốn cổ phần và hiệu suất tài chính của ngân hàng mục tiêu, trong đó 42% các giao dịch cổ phần đa số đạt đƣợc cải thiện trong khả năng sinh lời trong năm đầu tiên, trong khi đó 53% đạt đƣợc tỷ lệ hiệu suất tốt hơn. Trong trƣờng hợp mua lại thiểu số nhƣ những ngân hàng Việt Nam, tuy không đạt đƣợc
lại cổ phần thiểu số vẫn đạt đƣợc lợi ích trong dài hạn thông qua các mức tăng trƣởng doanh thu ấn tƣợng hàng năm.