Phƣơng pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần kinh đô luận văn ths 2015 (Trang 46)

2.1.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi là một phƣơng pháp phỏng vấn viết, đƣợc thực hiện cùng một lúc với nhiều ngƣời theo một bảng hỏi in sẵn. Ngƣời đƣợc hỏi trả lời ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào các ô tƣơng ứng theo một quy ƣớc nào đó.

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài của mình tác giả đã sử dụng phƣơng pháp điều tra bằng bảng câu hỏi đối với nhân lực là lao động trực tiếp tại Công ty cổ phần Kinh Đô.

2.1.1.1 Thiết kế phiếu điều tra :

Mẫu phiếu điều tra (nêu tại Phụ Lục 01) đƣợc tác giả thiết kế với 20 câu hỏi tập trung vào 3 nội dung chính là: xây dựng chính sách ĐNNL, triển khai và thực hiên chính sách ĐNNL, đánh giá công tác ĐNNL nhằm mục đích đánh giá về mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với công tác đãi ngộ nhân lực tại Công ty cổ phần Kinh Đô.

Về phần thang đo của các câu hỏi điều tra, các câu hỏi điều tra sẽ đƣợc đánh giá năm mức độ sau: 1: Hoàn toàn không đồng ý; 2: không đồng ý; 3: không có ý kiến; 4: Đồng ý; 5: Hoàn toàn đồng ý với các yếu tố liên quan đến công tác đãi ngộ nhân lực trong công ty.

2.1.1.2 Chọn mẫu khảo sát

Tác giả chọn 150 mẫu khảo sát ngẫu nhiên tại các xƣởng của công ty. Mỗi phân xƣởng tác giả chọn 20 -25 mẫu khảo sát.

Lý do chọn mẫu khảo sát : Với đặc thù là công ty sản xuất nên lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy để đánh giá mức độ hài lòng của ngƣời lao động về công tác đãi ngộ nhân lực của công ty, tác giả đã lựa chọn 150 mẫu thuộc đối tƣợng này để điều tra. Các mẫu này đều là công nhân tại các xƣởng sản xuất của công ty.

37 Số lƣợng phiếu điều tra phát ra : 150 phiếu Số lƣợng phiếu thu về : 130 phiếu

Trong đó: 120 phiếu hợp lệ, 10 phiếu không hợp lệ (do trả lời thiếu câu hỏi). Thời gian phát phiếu : 10/09/2014 – 15/09/2014

Thời gian thu thập và xử lý dữ liệu : 20/09/2015– 20/10/2014

Thời gian xử lý, tổng hợp các dữ liệu để đƣa vào báo cáo : 20/10/2014– Cuối tháng 11/2014

Bằng phƣơng pháp này tác giả đã thu thập đƣợc những thông tin liên quan đến mức độ hài lòng của nhân lực trực tiếp về công tác đãi ngộ nhân lực tại Công ty cổ phần Kinh Đô.

2.1.2 Phương pháp phỏng vấn

Phƣơng pháp phỏng vấn là phƣơng pháp thu thập thông tin dựa trên cơ sở quá trình giao tiếp bằng lời nói có tính đến mục đích đặt ra.

Thu thập và tập hợp :

Để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài của mình tác giả đã tiến hành phỏng vấn thƣờng và phỏng vấn sâu với 5 ngƣời đại diện cho nhà quản trị và nhân viên các phòng ban khác nhau nhằm bổ sung những thông tin còn thiếu sót từ phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi và điều tra mức độ hài lòng của nhóm lao động giá tiếp này đối với công tác đãi ngộ nhân lực tại công ty

Đối tƣợng phỏng vấn: Đại diện mà tác giả lựa chọn để tiến hành phỏng vấn là : 1. Bà Nguyễn Thị Oanh-Kế toán trƣởng.

2. Ông Nguyễn Khắc Huy-Phó Tổng Giám Đốc điều hành 3. Ông Lê Doãn Nguyên-Trƣởng phòng nhân sự

4. Anh Thái Hải Hòa-Nhân viên phòng kinh doanh 5. Chị Phạm Thị Nhung-Nhân viên kế toán

Mẫu câu hỏi : Phụ lục 2

38

2.1.3 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phƣơng pháp thu thập dữ liệu tại bàn. Dữ liệu có đƣợc thông qua việc thống kê, ghi nhận thông tin có sẵn đƣợc cung cấp bởi các bộ phận phòng ban của đơn vị nghiên cứu.

Phƣơng pháp này có ƣu điểm là dễ dàng, tiện lợi cho ngƣời nghiên cứu trong công tác thu thập thông tin. Những dữ liệu thu đƣợc bằng phƣơng pháp này là những thông tin có độ tin cậy cao do đã đƣợc thu thập bằng các phƣơng pháp khoa học đƣợc tập thể áp dụng thực hiện.

Tuy nhiên nhƣợc điểm của phƣơng pháp này là thông tin đã đƣợc xử lý để phục vụ cho ngƣời thu thập trƣớc đó nên tính khách quan của thông tin ít nhiều bị giảm đi.

Trên cơ sở các số liệu về nhân sự, lƣơng thƣởng, các chế độ phúc lợi và mức biến động lấy từ các phòng ban chức năng của công ty nhƣ : Phòng nhân sự, phòng tài chính-kế toán, phòng kinh doanh, phòng pháp chế, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp và phân tích dữ liệu rồi đƣa ra đƣợc các phán đoán, kết luận mang tính thuyết phục.

2.2. Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin

Phƣơng pháp phân tích xử lý thông tin là phƣơng pháp phân tích các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập đƣợc theo mục đích sử dụng. Thông qua sàng lọc, phân tích, xử lý chọn ra những thông tin phù hợp nhất phục vụ tốt nhất cho mục tiêu nghiên cứu và đánh giá vấn đề

2.2.1. Phương pháp phân tích thống kê

Phân tích thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể của cá hiện tƣợng và quá trình kinh tế xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lƣợng.Nói cụ thể phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tƣợng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tƣ liệu, lấy các phƣơng pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu.

39

Phƣơng phápphân tích thống kê nhằm đánh giá kết quả khảo sát điều tra, thống kê số liệu, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình nhân lực, tình hình thực hiện các hoạt động phát triển nhân lực. Thống kê đƣợc thực hiện qua bảng và hình.

2.2.2 Phương pháp so sánh tổng hợp

Phƣơng pháp so sánh tổng hợp trong nghiên cứu khoa học là phƣơng pháp sử dụng số liệu nghiên cứu đƣợc của các mẫu điều tra so với nhau hoặc các chỉ số tƣơng đƣơng của tổng thể từ đó tổng hợp lại quá trình nghiên cứu.

So sánh có thể là so sánh giữa kết quả điều tra hoặc so sánh thực trạng giữa mẫu điều tra với chỉ tiêu tổng thể.

Tiêu chuẩn để so sánh: Chỉ tiêu kế hoạch của phát triển nhân lực qua một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện phát triển nhân lực qua các kỳ kinh doanh.

Điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.

Bằng các biện pháp nghiên cứu khoa học, các dữ liệu đã thu thập đƣợc sau khi phân tích cần đƣợc so sánh để thấy điểm khác biệt hay tƣơng đồng của mẫu điều tra với vấn đề liên quan.

40

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Kinh Đô

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

3.1.1.1 Giới thiệu về công ty Kinh Đô

Công ty Cổ phần Kinh Đô tiền thân là Công ty TNHH Xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô, đƣợc thành lập năm 1993. Những ngày đầu thành lập công ty chỉ là một xƣởng sản xuất nhỏ diện tích khoảng 100m2 tại quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, với 70 công nhân và vốn đầu tƣ 1,4 tỷ đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh bánh snack-một sản phẩm mới đối với ngƣời tiêu dùng trong nƣớc.Hiện nay đã trở thành một trong những công ty thực phẩm lớn nhất Việt Nam với hệ thống 5 công ty, 4 nhà máy sản xuất các loại bánh nhƣ bánh Cookies, Cracker, Bông lan, Bánh mì tƣơi, Kẹo, Sô-cô-la, Kem, Sữa và yoghurt. Thƣơng hiệu Kinh Đô đƣợc nhiều ngƣời biết đến và là một trong 10 thƣơng hiệu hàng đầu tại Việt Nam.

Từ quy mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên khi mới thành lập, đến nay Kinh Đô đã có tổng số nhân viên gần 8.000 ngƣời. Tổng vốn điều lệ là 1.599 tỷ đồng. Tổng doanh thu năm 2012 là 4.285 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 490 tỷ đồng. Mục tiêu doanh thu năm 2013 của Kinh Đô là 5.200 tỷ, lợi nhuận 600 tỷ đồng.

Các sản phẩm mang thƣơng hiệu Kinh Đô đã có mặt rộng khắp các tỉnh thành thông qua hệ thống phân phối đa dạng trên toàn quốc gồm 300 nhà phân phối và 200.000 điểm bán lẻ với tốc độ tăng trƣởng 20%-30%/năm. Thị trƣờng xuất khẩu

41

củaKinh Đô cũng phát triển rộng khắp qua hơn 30 nƣớc nhƣ Nhật, Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Myanmar, Thái Lan, Nam Phi, Đài Loan, Hongkong, Trung Quốc, Lào, Campuchia...

Với chiến lƣợc lấy ngành thực phẩm làm nền tảng cho sự phát triển, trong những năm qua, Kinh Đô đã liên tục sử dụng 2 chiến lƣợc mũi nhọn trong phát triển kinh doanh: một là luôn đầu tƣ đổi mới công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trƣờng nội địa; hai là thực hiện các chiến lƣợc mua bán sáp nhập (M&A) để mở rộng ngành hàng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cụ thể là việc mua lại nhà máy kem Wall từ Unilever năm 2003, mua lại Vinabico vào năm 2007.

Luôn chủ động nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thị trƣờng và phục vụ ngƣời tiêu dùng bằng chính sản phẩm chất lƣợng, an toàn và dinh dƣỡng, sản phẩm Kinh Đô đã nhận đƣợc sự tin yêu, ủng hộ và đánh giá cao của ngƣời tiêu dùng. Thƣơng hiệu Kinh Đô cũng khẳng định uy tín với rất nhiều giải thƣởng danh giá: Top 10 Thƣơng hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam; là 1 trong 30 thƣơng hiệu chƣơng trình “Thƣơng hiệu quốc gia”, danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lƣợng Cao 17 năm liên tục, thƣơng hiệu đƣợc bình chọn “Sản phẩm Tin & Dùng”

Kinh Đô đã xây dựng nền tảng vững chắc, phát triển nguồn nội lực hùng mạnh cùng vị thế của một Tập đoàn thực phẩm hàng đầu. Đó là tất cả những yếu tố cần và đủ để từng bƣớc trở nên mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn, để tập đoàn Kinh Đôphát triển và thƣơng hiệu Kinh Đô mãi trƣờng tồn.

3.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Ngành nghề kinh doanh chính:

 Chế biến nông sản thực phẩm.

 Sản xuất bánh kẹo, nƣớc uống tinh khiết và nƣớc ép trái cây.

 Bánh khô các loại: bánh cookies (45% thị phần), bánh cracker (52% thị phần), bánh quế, bánh Snack, bánh mì công nghiệp. Bánh trung thu: 75-80% thị phần. Kẹo các loại.

3.1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh của công ty

42

“Kinh Đô mang hƣơng vị đến cho cuộc sống mọi nhà bằng những thực phẩm an toàn, dinh dƣỡng, tiện lợi và độc đáo”

 Sứ mệnh:

Đối với ngƣời tiêu dùng: “Sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng, bao gồm các loại thực phẩm thông dụng, thiết yếu, các sản phẩm bổ sung và đồ uống. Kinh Đô cung cấp các thực phẩm an toàn, thơm ngon, dinh dƣỡng, tiện lợi và độc đáo cho tất cả mọi ngƣời để luôn giữ vị trí tiên phong trên thị trƣờng thực phẩm”.

Đối với cổ đông: “Sứ mệnh của Kinh Đô không chỉ dừng ở việc mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện tốt việc quản lý rủi ro từ đó làm cho cổ đông an tâm với những khoản đầu tƣ”.

Đối với đối tác: “Sứ mệnh của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Kinh Đô không chỉ đáp ứng đúng xu hƣớng tiêu dùng mà còn thỏa mãn đƣợc mong ƣớc của khách hàng”.

Đối với cán bộ công nhân viên: “Chúng tôi luôn ƣơm mầm và tạo mọi điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu và kỳ vọng trong công việc nhằm phát huy tính sáng tạo, sự toàn tâm và lòng nhiệt huyết của nhân viên. Vì vậy Kinh Đô luôn có một đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, trung thành, có khả năng thích nghi cao và đáng tin cậy”.

Đối với cộng đồng: “Để góp phần phát triển và hỗ trợ cộng đồng, Kinh Đô chủ động tạo ra, đồng thời mong muốn đƣợc tham gia và đóng góp cho những chƣơng trình hƣớng đến cộng đồng và xã hội”

3.1.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị tính: Tỷ đồng

43

Hình 3.1 Doanh thu của công ty Kinh Đô qua các năm

Nhƣ vậy, có thể thấy doanh thu của công ty có sự gia tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Điều này cho thấy các chiến lƣợc kinh doanh của công ty đang đem lại hiệu quả. (xem hình 3.1). So sánh với một số Công ty sản xuất bánh kẹo có tiếng trong ngành thì doanh thu của Công ty Kinh Đô có thể nói là cao hơn cả.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Hình 3.2 Doanh thu của một số công ty bánh kẹo năm 2014

(Nguồn: Báo cáo Kiểm toán năm 2014 của Công ty Kinh Đô, Bibica, Hải Hà)

Tóm tắt một số chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2012, 2013 và 2014

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2012-2014

Đơn vị tính: triệu đồng

1450 1529

3317

4230 4300 4561

2009 2010 2011 2012 2013 2014

(Nguồn: Phòng kinh doanh)

4561

939

681

44

STT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng chi phí 1.456.060 1.492.077 1.566.313

2 Doanh thu thuần 4.246.886 4.285.797 4.560.598 3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh

doanh

344.573 510.250 622.935

4 Lợi nhuận khác (2.285) (20.322) (4.317)

5 Lợi nhuận trƣớc thuế 349.181 489.928 618.618

6 Lợi nhuận sau thuế 278.635 357.430 493.870

(Nguồn: Phòng tài chính-kế toán)

Thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013-2014 ta thấy các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ các chiến lƣợc kinh doanh của công ty vẫn đem lại hiệu quả tốt và ổn định. Cụ thể:

Về doanh thu: Doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trong các năm 2012, 2013 và 2014. Doanh thu thuần năm 2012 là 4.246.886 triệu đồng. Sang năm 2013, doanh thu thuần của công ty là 4.285.797 triệu đồng, tăng lên 38.912 triệu đồng tức là tăng 1%. Sang năm 2014, doanh thu thuần của công ty là 4.560.598 triệu đồng, tăng lên 274.801 triệu đồng so với năm 2012 tức là tăng 6,4%. Nhƣ vậy là có sự gia tăng nhanh chóng về doanh thu thuần. Từ 1% năm 2012 đến 6,4% năm 2014.

Về lợi nhuận: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng có sự tăng trƣởng qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận đạt 344.573 triệu đồng. Sang năm 2013, con số này tăng lên 510.520 triệu đồng, tức là tăng 165.677 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng là 48,1%. Năm 2014, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đạt 622.935 triệu đồng, tăng 112.685 triệu đồng, tƣơng ứng với tốc độ tăng 22,1%. Có sự giảm sút này là do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới. Chi phí cho các yếu tố đầu vào tăng trong khi giá cả thì vẫn phải giữ ổn định.

Tƣơng tự với các chỉ tiêu lợi nhuận trƣớc thuế và lợi nhuận sau thuế cũng cho thấy sang năm 2014, mặc dù có tăng trƣởng song sự tăng trƣởng có chậm hơn so với những năm trƣớc. Tuy nhiên bên cạnh sự đóng cửa và phá sản của nhiều doanh

45

nghiệp trong năm 2014 thì kết quả này của công ty chỉ là giảm sút so với các năm trƣớc, song nhìn chung vẫn có mức tăng tƣơng đối trên thị trƣờng.

46

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Hình 3.3: Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần Kinh Đô

(Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI DOANH

THU KHỐI CHI PHÍ KHỐI HỖ TRỢ

Pháp chế Đầu tƣ Chiến lƣợc PR Kiểm toán R&D Marketing Sales Logistic Mua hàng Sản xuất Đào tạo IT Nhân sự Kế toán Các phân xƣởng sản xuất

47

Công ty Cổ phần Kinh Đô đƣợc quản lý và điều hành theo hình thức trực tuyến chức năng. Bao gồm Hội đồng quản trị, Ban Giám Đốc, các phòng ban chức

Một phần của tài liệu Công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty cổ phần kinh đô luận văn ths 2015 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)