Nên dẫn trẻ ra ngoài càng nhiều càng tốt

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 67)

Khi đứa con thơ bắt đầu nhìn thấy được vạn vật xung quanh, hầu như bà mẹ nào cũng cho con máy quay đĩa nhạc tròn tròn, hay xúc xắc để chơi. Quay đĩa nhạc hay dùng xúc xắc lắc vang tai để dỗ con. Nhưng chỉ thế thôi liệu đứa trẻ có thỏa mãn hay không? Mỗi lần nhìn khuôn mặt trẻ lúc đó, tôi đều thấy ở các bé cảm giác chưa hoàn toàn thỏa mãn với những kích thích mẹ mang đến.

Em bé giai đoạn này mắc một "chứng bệnh" gọi là "háo kích thích", thấy cái gì cũng hay cũng thú vị, hứng thú với cả con ruồi vô tình bay qua. Nhìn thấy con kiến bò trên thảm cũng coi đó là người bạn tuyệt vời và dõi theo chuyển động của kiến. Để thỏa mãn được "cơn đói

các kích thích" này, không chỉ kiến hay ruồi, mẹ hãy tìm mọi cách đưa trẻ ra thế giới bên ngoài để trẻ được nhìn thấy cả ô tô, mèo, chim chóc, máy bay...

Tuy nhiên, gần đây không còn mấy khi thấy các bà mẹ đưa con ra ngoài đi dạo nữa, có thể vì đã nhiều nhà có ô tô, đi lại bằng ô tô nên các bà mẹ trẻ lo lắng nhiều vấn đề như giao thông, vệ sinh, sức khỏe chăng. Trời lạnh thì lo con bị cảm lạnh, trời nắng thì lo con bị cảm nắng, tìm mọi cách để trẻ "không dính vi trùng". Nhưng chính điều đó sẽ dập tắt đi nhiều hứng thú ở trẻ, không tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé. Như câu nói "thiên nhiên là kho báu kiến thức đối với trẻ", thế giới bên ngoài, trong thiên nhiên có vô vàn kích thích có lợi, khơi gợi sự hào hứng của trẻ. Việc không dẫn con đến những môi trường học tập đó chẳng phải vì người mẹ quá lười biếng hay sao.

Đúng là nếu ra ngoài trẻ sẽ có nhiều nguy cơ bị ốm hơn, dễ bị nhiễm các loại bệnh hơn, nhưng dù thế đi nữa, lấy đó là lý do để người mẹ nhốt con trong nhà, cướp đi cơ hội được học hỏi khám phá của con thì tuyệt nhiên không thể chấp nhận được. Những đứa trẻ được dẫn ra ngoài chắc chắn sẽ vô cùng thích thú, không muốn rời mắt khỏi, dán mắt vào chó hay mèo trên đường, rồi những chiếc ô tô nối đuôi nhau chạy qua. Rồi được nhìn những màu sắc sinh động bày biện trong các cửa hàng rau quả nữa. Cứ như thế, trẻ được nhận những kích thích để phát triển trí tuệ mà nếu chỉ ở trong nhà chắc chắn trẻ sẽ không thể nào có được. Do vậy, chỉ vì lý do sợ con nguy hiểm mà khép lại cơ hội quý giá để con được có những hoạt động, trải nghiệm về tri thức như thế liệu có được không.

Chú ý để con không bị ốm đau, gặp nguy hiểm là trách nhiệm của người mẹ. Nhưng điều đó không có nghĩa là người mẹ được quyền cướp đi môi trường học hỏi của con. Trong thiên nhiên tươi đẹp, sẽ giúp trẻ phát triển được cả về trí tuệ lẫn các hoạt động thể chất.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w