Bản chất của việc giáo dục trẻ sơ sinh là "vượt ra khỏi những định kiến có sẵn"

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 107)

Có nhiều cuộc cách mạng về khoa học, kỹ thuật sau chiến tranh đã làm thay đổi hẳn cuộc sống của chúng ta như: ở trong nhà vẫn có thể biết được những việc đang diễn ra bên ngoài trái đất, có thể khám phá được cuộc sống trên mặt trăng là những điều mà trước đây nhân loại có lẽ chỉ dám nghĩ là giấc mơ. Những cuộc cách mạng như thế này được sinh ra từ việc dỡ bỏ khuôn mẫu có sẵn, không bó buộc trong những kỹ thuật, tư tưởng cũ.

Trong thế giới doanh nghiệp tính sáng tạo thường là vấn đề tiên quyết. Nơi nào không có tính sáng tạo thì nơi đó không thể có cách tân. Để tồn tại được trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nào cũng phải đổ máu trong cuộc cải cách kỹ thuật và nguồn động lực cho sự cách tân đó chính là tính sáng tạo. Nếu không thường xuyên đổi mới thì ngay đến sự sinh tồn của doanh nghiệp đó cũng gặp nguy hiểm, vì vậy, tính sáng tạo càng được chú trọng hơn nữa cũng là điều dễ hiểu, sống trong một thế giới như vậy nên khi nhìn sang thế giới của giáo dục tôi nhận thấy rằng, không ở đâu nghèo sự đổi mới như ở đây. Lấy ví dụ về giáo dục sớm, đến bây giờ mà vẫn còn tự hào, hiên ngang hô to quan niệm, dạy cho em bé sơ sinh thì chẳng được kết quả gì. Cứ cố thủ với quan niệm ấy rồi đến khi bé lớn lên, thì

lại bắt đầu phương thức giáo dục nhồi càng nhiều càng tốt, nhét càng nhiều càng tốt, bó buộc trẻ lại trong một cái khung người lớn tự lập ra. Đổi mới tức là thử sức với một hạt giống mới, tuy nhiên, thực trạng ngày nay là vẫn đang quá dựa dẫm vào những cơ cấu cũ, và lười biếng việc thử sức. Nguyên nhân chính khiến một người làm về kỹ thuật như tôi mà phải đâm đầu vào một lĩnh vực khác hoàn toàn như giáo dục sớm, cũng vì tôi muốn thử sức để làm cách nào đó phá vỡ hệ thống cũ mòn này. Tôi cũng mong muốn các bà mẹ trên đời này cũng sẽ làm vậy, dám thử sức vào việc giáo dục con.

Tôi đặc biệt ghét việc bắt chước ai, và khi nào cũng thấy hứng thú với những việc mới mẻ. Bản thân con người đã được trang bị sẵn nhu cầu muốn vượt lên giới hạn, và ở đó có hạt giống của sự tiến bộ. Chừng nào cha mẹ còn mang tư tưởng "vì nó vẫn còn trẻ con chưa hiểu gì" thì việc đổi mới tính con người và trí não của trẻ là điều không thể làm được. Tôi nghĩ rằng bản chất thật sự của giáo dục nằm ở chỗ "vượt ra khỏi khung giới hạn".

Tư tưởng "cho trẻ con nghe nhạc hay thì cũng chưa hiểu được", "trẻ con chưa hiểu lý lẽ thì làm sao giải thích được" cũng chính là đang bị nhốt trong cái khung cũ kỹ của nền giáo dục trẻ thơ hiện nay.

Người có thể phá vỡ cái khung ấy, mang đến cho trẻ thế giới rộng hơn chỉ có thể là người mẹ. Những đứa trẻ được lớn lên trong cái khung đã định sẵn trong chế độ giáo dục như hiện nay có thể chỉ cần giải đúng các đề thi, nói cách khác, được gọi là những học sinh ưu tú. Nhưng tôi tin, chính những người nghĩ ra được những vấn đề thú vị, tìm ra được những giải pháp mới chính là những người mà thế giới từ bây giờ cần đến.

PHẦN KẾT

Đến đây, tôi đã nói hết những gì cần nói. Thay cho lời kết, xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các bạn đã kiên nhẫn đọc đến cuối cùng của cuốn sách này. Khi viết "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn", trong bối cảnh đống than hồng của cuộc chiến cạnh tranh vào các trường đại học danh tiếng ở Nhật vẫn chưa nguội, tôi đã có suy nghĩ riêng với tư cách là một người không chuyên trong giáo dục là: "Liệu nền giáo dục Nhật Bản, liệu các trường đại học Nhật Bản rồi sẽ đi về đâu?". Và cuối cùng tìm ra kết luận, muốn đổi mới làm tốt hơn chất lượng các trường đại học thì trước tiên phải thay đổi từ các trường cấp 3, dẫn đến phải thay đổi các trường cấp 2, cấp 1, và theo nguyên lý đó phải thay đổi từ các trường mẫu giáo, không, thậm chí là "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" rồi!

Bây giờ, khi viết xong phần kết của cuốn sách này, trong ngực tôi lại đang cảm thấy một mầm non của một đề bài mới cần phải giải quyết. Điều này có liên quan tới quan điểm "Không nói đến mẫu giáo, mà 3 tuổi mới bắt đầu dạy trẻ cũng đã quá muộn" tôi có nêu ra trong quyển

sách này. Thời kỳ thực sự có tính quyết định tới cuộc đời một đứa trẻ, thực chất chính là giai đoạn vài ngày sau khi vừa chào đời, thậm chí, là vài giờ.

Tất nhiên, sự trưởng thành sau này của bé còn nhờ vào tình cảm ấm áp của người mẹ trong quá trình nuôi dạy, nhưng khoa học cũng đã chứng minh những điều kiện môi trường ngay khi vừa chào đời sẽ tác động lên trí não trẻ một sức ảnh hưởng lớn mà sau này không thể thay đổi được. "Hành trình đi tìm và nghiên cứu về giáo dục trẻ tuổi ấu thơ" bắt đầu từ sự hoài nghi về giáo dục đại học của tôi, cuối cùng đã đến điểm "cực điểm" là giáo dục trẻ 0 tuổi, thậm chí là ngay sau khi chào đời. Nếu lần theo khởi nguồn của vấn đề, ta sẽ thấy, việc đi đến "tận điểm" cuối cùng thế này cũng là điều đương nhiên. Và đến đây rồi, tôi mới thấy đây vẫn còn là lĩnh vực hoàn toàn chưa được ngó ngàng tới, giống như cái tên của nó vậy - "cực điểm". Tất nhiên, nói theo cách một học giả nọ thì "nghiên cứu về thời kỳ có tính quyết định đối với cả cuộc đời của một con người, đâu thể dễ dàng thực hiện được". Nhưng ít nhất thì ở giai đoạn thử nghiệm với động vật đã có kết quả nghiên cứu thực tế cho thấy, chuột nhà sau khi sinh nếu bị ảnh hưởng bởi một loại vi khuẩn thì sau đó dù được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt thế nào đi nữa cũng không thể theo kịp những con chuột bình thường khác. Điều này khiến tôi cảm thấy một cách sâu sắc giáo dục trẻ thơ chính phải bắt đầu từ thời kỳ mà nhất định không được để xảy ra điều đáng tiếc gì - đó là sau khi trẻ vừa chào đời. Giáo dục từ trước giờ quan niệm, trẻ con vốn dĩ có sẵn năng lực tiềm ẩn và nhiệm vụ của giáo dục là lôi kéo nó ra. Nhưng nếu vậy, thì chỉ có thể phát triển được những khả năng tiềm ẩn đó, nhưng nếu như lượng khả năng đang bị vùi lấp đi đó có độ lớn nhỏ tùy từng người, thì chẳng phải có người sẽ cả cuộc đời bị trói lại trong một giới hạn vĩnh viễn không thể vượt qua sao. Đối với một người đã được chứng kiến nhiều trường hợp thực tế của nhiều đứa trẻ nhờ vào cách nuôi dạy đúng đắn của cha mẹ mà phát huy được năng lực đáng kinh ngạc, thì đây cách suy nghĩ không thể đồng ý theo được. Chính xác, khả năng của con người, không phải thứ năng lực được chôn giấu một lượng nhất định trong hũ đồng, mà là thứ được khai phá mới, từ trạng thái chưa có gì, từ trạng thái hoàn toàn như tờ giấy trắng. Vì vậy, năng lực của con người là lĩnh vực còn nguyên sơ, và vẫn còn có thể phát triển được thêm vô cùng tận nữa. Nếu nhìn vào phạm vi vô tận đó, ta sẽ thấy sự cách biệt về năng lực giữa người này với người kia thực ra mới chỉ là một phần bé xíu, chẳng qua chỉ vì nguyên cớ nào đó bị vùi lấp mất mà thôi. Những điểm quan trọng này sẽ còn phải nghiên cứu thật kỹ càng hơn nữa. Vì thế, rất mong các nhà nghiên cứu, hãy dốc sức thật nhiều vào công cuộc nghiên cứu quan trọng không gì thay thế được đối với nhân loại là nghiên cứu trẻ thơ, đặc biệt là trẻ từ 0 tuổi. Và những người mẹ - những người luôn ấp ủ mối quan tâm giống như tôi, mong các vị sẽ để tâm, bỏ công sức ra suy nghĩ thấu đáo về cách giáo dục những đứa con của mình, bao gồm cả những quan điểm mà tôi đã trình bày trong cuốn sách này.

Một phần của tài liệu Chiến lược của mẹ thay đổi cuộc đời con (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w